Dự án NAM LONG TAT - Bàu Bàng

Một trong những dự án hot nhất tại Bình Dương

FB: VĂN THẢO

https://www.facebook.com/profile.php?id=100005285357722

Tuyển dụng nhân viên kinh doanh Bất Động Sản

Mức lương cực kì hấp dẫn

Thông tin về pháp lý, đầu tư

Truy cập trang thường xuyên để biết được nhiều tin mới nhất

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

QUY ĐỊNH DIỆN TÍCH TỐI THIỂU ĐƯỢC TÁCH THỬA ĐỐI VỚI ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP KHÔNG PHẢI LÀ ĐẤT Ở CỦA CẦN THƠ


 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH DIỆN TÍCH TỐI THIỂU ĐƯỢC TÁCH THỬA ĐỐI VỚI ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP KHÔNG PHẢI LÀ ĐẤT Ở

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Khoản 31 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường .

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quyết định này quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp không phải là đất ở được áp dụng trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

2. Quyết định này không áp dụng trong các trường hợp sau:

a) Tách thửa theo quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

b) Tách thửa khi thực hiện kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thực hiện việc xử lý nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp, bảo lãnh; thực hiện quyết định hành chính giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, thực hiện bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; thực hiện văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp pháp luật.

c) Tách thửa đất đối với trường hợp hiến tặng đất cho Nhà nước, đất tặng cho hộ gia đình, cá nhân để xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết.

d) Tách thửa để phân chia thừa kế quyền sử dụng đất, thừa kế tài sản gắn liền với đất hợp pháp theo quy định pháp luật.

đ) Các trường hợp người sử dụng đất đã lập thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, được cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển quyền đối với thửa đất đã chia tách từ trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất (sau đây gọi tắt là người sử dụng đất) có yêu cầu tách thửa;

2. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện thủ tục tách thửa.

Điều 3. Điều kiện tách thửa

1. Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Đất không có tranh chấp, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án, đất không có thông báo thu hồi đất hoặc quyết định thu hồi đất đang có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Diện tích được phép tách thửa để hình thành thửa đất mới và diện tích còn lại của thửa đất sau khi tách phải lớn hơn hoặc bằng diện tích tối thiểu quy định tại Điều 4 Quyết định này. Trường hợp người sử dụng đất xin tách thửa thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu và xin hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề có cùng mục đích sử dụng để tạo thành thửa đất mới có diện tích lớn hơn hoặc bằng diện tích tối thiểu được tách thửa thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa và cấp Giấy chứng nhận cho thửa đất mới. Thủ tục tách thửa trong trường hợp này được thực hiện đồng thời với thủ tục hợp thửa đất và cấp Giấy chứng nhận cho thửa đất mới.

Điều 4. Diện tích tối thiểu được phép tách thửa

1. Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với trường hợp thửa đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn (quy hoạch xã nông thôn mới), quy hoạch sản xuất nông nghiệp được phê duyệt:

a) Đất nông nghiệp:

- Đối với đất nông nghiệp là đất trồng cây lâu năm:

Phường thuộc quận: Diện tích tối thiểu được tách thửa từ 150 m2 trở lên. Thị trấn thuộc huyện: Diện tích tối thiểu được tách thửa từ 200 m2 trở lên. Xã thuộc huyện: Diện tích tối thiểu được tách thửa từ 300 m2 trở lên.

- Đối với các loại đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác:

Phường, thị trấn thuộc quận, huyện: Diện tích tối thiểu được tách thửa từ 500 m2 trở lên.

Xã thuộc huyện: Diện tích tối thiểu được tách thửa từ 1.000 m2 trở lên. b) Đối với loại đất phi nông nghiệp không phải là đất ở:

Việc tách thửa đất phải có dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; đảm bảo mật độ xây dựng và yêu cầu của Quy chuẩn xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ- BXD ngày 03 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng. Diện tích tối thiểu được tách thửa từ 40 m2 trở lên đối với đất tại các phường, thị trấn và từ 60 m2 trở lên đối với đất tại các xã.

2. Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với trường hợp thửa đất có mục đích sử dụng trên giấy chứng nhận không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn (quy hoạch xã nông thôn mới), quy hoạch sản xuất nông nghiệp được phê duyệt:

a) Thửa đất có mục đích sử dụng là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải đất ở nằm trong quy hoạch đất ở hiện hữu tự cải tạo (không thuộc trường hợp nhà nước phải thu hồi để thực hiện dự án đầu tư theo quy hoạch hoặc kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt) thì được phép tách thửa theo diện tích tối thiểu đối với loại đất ở (từ 40 m2 trở lên đối với đất tại các phường, thị trấn và từ 60 m2 trở lên đối với đất tại các xã). Trước khi tách thửa đất, người sử dụng đất phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất sang loại đất ở đối với diện tích dự kiến tách thửa, trừ các trường hợp: Thi hành Quyết định, bản án đã có hiệu lực pháp luật; thực hiện di chúc đã phát sinh hiệu lực; thực hiện tặng, cho giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.

b) Thửa đất thuộc khu vực phải thu hồi để thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, nhưng chưa có văn bản về chủ trương thu hồi đất thì vẫn được phép tách thửa theo diện tích tối thiểu được quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp này, người sử dụng đất phải cam kết tiếp tục sử dụng thửa đất được chia tách theo đúng mục đích đã được xác định, không được thay đổi mục đích sử dụng đất, không được xây dựng mới hoặc mở rộng nhà ở và các công trình hiện có.

3. Trường hợp thửa đất có đất ở kết hợp với đất có mục đích khác nằm trong quy hoạch đất ở theo quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn (quy hoạch xã nông thôn mới), quy hoạch sản xuất nông nghiệp được phê duyệt, thì thửa đất tách mới và thửa đất còn lại phải có diện tích đất ở từ 40 m2 trở lên đối với đất tại các phường, thị trấn và từ 60 m2 trở lên đối với đất tại các xã. Diện tích đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở kèm theo thửa đất tách mới và thửa đất còn lại phải đảm bảo về diện tích tối thiểu theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 5. Một số trường hợp tách thửa các loại đất

1. Đối với đất nông nghiệp, đất vườn, ao liền kề đất ở; đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư, sau khi tách thửa việc chuyển mục đích sử dụng đất sang mục đích khác phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị đã được phê duyệt.

2. Các trường hợp tách thửa sau đây không đảm bảo diện tích tối thiểu theo quyết định này thì Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm xem xét, giải quyết từng trường hợp cụ thể như sau:

a) Tách thửa đất để tặng, cho giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.

b) Tách thửa đất để thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất do hoàn cảnh gia đình khó khăn. Việc xác định hoàn cảnh gia đình khó khăn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo xác nhận và chịu trách nhiệm. Sau đó, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, giải quyết theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã thông qua Hội đồng tư vấn (thành phần Hội đồng tư vấn do Ủy ban nhân dân quận, huyện quyết định).

c) Sử dụng đất đủ diện tích tối thiểu được tách thửa theo quy định này, nhưng trước đây do hiến đất để thực hiện các công trình trên địa bàn thành phố, nay diện tích đất còn lại không đủ diện tích tối thiểu được tách thửa.

3. Trường hợp người sử dụng đất tự thực hiện dự án đầu tư hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, cho thuê quyền sử dụng đất để người nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất thực hiện dự án đầu tư theo dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì diện tích đất tối thiểu được tách thửa thực hiện theo dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp diện tích thửa đất còn lại sau khi tách thửa nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định tại Điều 4 của Quyết định này thì người sử dụng đất vẫn được cấp Giấy chứng nhận theo quy định hiện hành.

Điều 6. Hiệu lực thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 10 năm 2017.

2. Đối với các trường hợp tách thửa trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa theo quy định này nhưng đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì được xem xét cấp Giấy chứng nhận.

Điều 7. Trách nhiệm thi hành

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Giám đốc Sở; Thủ trưởng cơ quan Ban, ngành thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính Phủ (HN-TPHCM);
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- TT.Thành ủy, TT.HĐND thành phố;
- Thành viên UBND thành phố;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ;
- UBMTTQ và các Đoàn thể của thành phố;
- Văn phòng Thành ủy và các Ban Xây dựng Đảng;
- Cơ quan Báo, đài trên địa bàn;
- Sở, Ban, ngành thành phố;
- TT.HĐND và UBND quận, huyện;
- Công báo;
- VP UBND thành phố (3B);
- Cổng thông tin điện tử thành phố;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TICH





Đào Anh Dũng

 

Thứ Ba, 24 tháng 3, 2020

Bất động sản Cần Thơ năm 2020: Triển vọng tăng giá

Sau thời kỳ phát triển nóng và bước vào giai đoạn “đứng giá”, bất động sản Cần Thơ đang được kỳ vọng sẽ tiếp tục sôi động trở lại khi địa phương này công bố bảng giá đất mới.

Ông Lê Phương Đông, Trưởng Đại diện Văn phòng Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam tại Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) cho biết, trong quý II và quý III của năm 2019, lượng sản phẩm bất động sản giao dịch thành công ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long tương đối ít, thị trường khá trầm lắng.
“Vào cuối năm, giao dịch có tăng trở lại nhưng vẫn chậm hơn so với cùng kỳ năm 2018. Tuy nhiên, đánh giá chung về điểm sáng thị trường trong năm 2019 là có nhiều nhà đầu tư bất động sản được thành phố cấp chủ trương đầu tư và đi vào triển khai dự án. Mặt khác, ở những thời điểm thị trường bất động sản Cần Thơ chững lại cũng nằm trong xu hướng chung của cả nước, vì thế dân đầu tư cũng tạm ngưng giao dịch mua bán để nghe ngóng tình hình thị trường”, ông Đông nói.
Dẫu vậy, theo vị chuyên gia này, Cần Thơ đang trở thành tâm điểm của thị trường bất động sản phía Nam nói chung và Tây Nam Bộ nói riêng bởi còn nhiều tiềm năng.
Theo lãnh đạo Sở Xây dựng TP. Cần Thơ, thời gian gần đây thành phố quyết liệt đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cầu đường, giao thông… kết nối dễ dàng với TP.HCM và các tỉnh, nên thu hút mạnh về đầu tư trong và ngoài nước. 
Đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ

Cần Thơ sắp khởi công cầu Mỹ Thuận 2, bắc ngang sông Tiền, kết nối hai cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận và Mỹ Thuận - Cần Thơ giúp giao thông thuận lợi giữa TP.HCM, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh trong khu vực.
Hình ảnh phối cảnh cầu Mỹ Thuận 2 bắc ngang sông Tiền
Không chỉ có lợi thế về vị trí, hạ tầng, Cần Thơ đang lọt vào tầm ngắm của nhiều doanh nghiệp bất động sản bởi còn nhiều quỹ đất sạch. Thành phố đang thực hiện nhiều chính sách, chủ trương nhằm tăng cường tạo quỹ đất sạch phục vụ cho đấu giá quyền sử dụng đất, thực hiện dự án có sử dụng đất, điều tiết thị trường đất đai… thu hút các nhà đầu tư thực sự đủ năng lực để phát triển những dự án quy mô tầm cỡ tại địa phương.
Hiện Cần Thơ đã xây dựng Đề án khai thác quỹ đất giai đoạn 2017 - 2021 trên cơ sở đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng tổng thể của TP. Cần Thơ và quy hoạch phát triển kinh tế, ngành, vùng. Khi thành phố đẩy nhanh công tác khai thác tạo quỹ đất sạch sẽ góp phần hỗ trợ nhà đầu tư rút ngắn thời gian đầu tư, triển khai thực hiện các dự án thuận lợi và đạt hiệu quả cao nhất.
Với những tiềm năng vô cùng to lớn cùng chính sách rộng cửa chào đón các nhà đầu tư, Cần Thơ đã và đang trở thành điểm dừng chân lý tưởng của nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Các đại gia bất động sản như: Vingroup, Novaland, FLC, KITA Group, LDG, Hoàng Quân... cũng đã nhanh chóng chen chân vào thị trường đầy tiềm năng này.
Chính sự phát triển năng động trên nhiều mặt, nhất là cơ sở hạ tầng và các dự án bất động sản lớn đã thúc đẩy thị trường bất động sản ở Cần Thơ tăng nhiệt, giá nhà đất nội đô trong khoảng 2 năm nay đã tăng 150% - 200%.
Tại các khu dân cư ở phường An Khánh, An Bình, Hưng Lợi (quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ), giá đất nền thổ cư có diện tích 80 - 100m2 hiện dao động 2 - 3,5 tỷ đồng/nền. Khu vực hồ Búng Xáng (phường An Khánh) có mức giá từ 7 - 9 tỷ đồng/nền (khoảng 100m2). Ở khu Nam Cần Thơ thuộc quận Cái Răng giá đất cũng liên tục tăng lên mức 2 - 4 tỷ đồng/nền trở lên, nhờ vào xây dựng cầu Quang Trung 2, đón đầu cầu Trần Hoàng Na, đường cao tốc Trung Lương - Cần Thơ…
Tuy nhiên,theo các chuyên gia, đây vẫn là mức giá khá “mềm” và còn nhiều dư địa tăng trưởng. Các dự án đầu tư hạ tầng đồng bộ, bài bản chính là yếu tố tạo sự yên tâm cho khách hàng. 
Trao đổi với Reatimes, ông Lê Phương Đông, Trưởng Đại diện Văn phòng Hội Môi giới bất động sản Việt Nam khu vực ĐBSCL, cho biết thêm: Năm 2020, thành phố sẽ công bố bảng giá đất mới và chắc chắn giá đất sẽ tăng trong quý I. Còn trong tháng 12/2019 và tháng 1/2020 lượng giao dịch và giá vẫn tiếp tục duy trì ổn định. Thị trường bất động sản Cần Thơ vẫn còn dư địa tăng trưởng vì giá bất động sản Cần Thơ vẫn tương đối mềm trong nhóm 5 thành phố lớn trực thuộc Trung ương. Giá đất sau Tết Nguyên đán dự kiến sẽ nhích lên sau khi thành phố công bố bảng giá đất mới.
Các chuyên gia đánh giá, thời gian qua, thị trường bất động sản Cần Thơ thường sôi động khi Thành phố bắt đầu triển khai các công trình hạ tầng giao thông như cầu, đường, các dự án khu đô thị mới.
Tuy nhiên, thị trường bất động sản phát triển không chỉ xuất phát từ nhu cầu đầu tư, đầu cơ của một bộ phận nhà đầu tư bất động sản mà phải từ nhu cầu ở, nhu cầu kinh doanh của xã hội. Do vậy, chính các dự án công nghiệp, thu hút dân cư cũng sẽ là yếu tố kích cầu, nâng cao giá trị bất động sản địa phương trong thời gian tới. 
>>> Xem thêm:

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2020

Năm 2023, Cần Thơ sẽ có thêm khu đô thị trị giá 4.900 tỷ đồng

Khu đô thị mới Cồn Khương có diện tích khoảng 53,27ha thuộc địa bàn quận Bình Thủy và quận Ninh Kiều. Tổng vốn đầu tư dự kiến là 4.900 tỷ đồng.

UBND TP. Cần Thơ vừa phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị mới Cồn Khương. Theo đó, chủ đầu tư dự án là liên danh Công ty CP 216 và Công ty CP Đầu tư Văn Phú Invest. Dự án nằm tại phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy và một phần phường Cái Khế, quận Ninh Kiều. Quy mô dân số khoảng 7.484 người.
Diện tích quy hoạch khu đô thị khoảng 53,27ha. Trong đó, khoảng 52,27ha là diện tích thực hiện dự án; khoảng 1ha là diện tích mở rộng để khớp nối hạ tầng kỹ thuật (gồm đường dẫn, đường gom và cầu qua sông Khai Luông đấu nối vào hẻm 366 đường Cách Mạng Tháng Tám).
phối cảnh Khu đô thị mới Cồn Khương
Khu đô thị mới Cồn Khương có diện tích khoảng 53,27ha
Cơ cấu sử dụng đất cụ thể như sau: 19,71ha đất ở (gồm 0,78ha đất ở tái định cư; 4,09ha đất nhà ở xã hội; 6,76ha đất ở biệt thự; 8,07ha đất ở liền kề); 2,03ha đất giáo dục (gồm 0,75ha đất xây Trường tiểu học; 0,7ha đất xây Trường trung học cơ sở; 0,58ha đất xây Trường mầm non); 1,67ha đất sử dụng hỗn hợp; 5,06ha đất cây xanh; 3,32ha diện tích mặt nước; 0,36ha đất y tế; 1,66ha đất du lịch - nghỉ dưỡng; 0,23ha đất văn hóa; 0,22ha đất chợ; 17,89ha đất hạ tầng kỹ thuật (gồm 16,44ha đường giao thông; 0,94ha kè và taluy; 0,41ha bãi đỗ xe; 0,1ha đất trạm xử lý nước thải, điểm thu gom trung chuyển rác thải sinh hoạt); 0,12ha đất quảng trường.
Tháng 4/2019, UBND Cần Thơ chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Khu đô thị mới Cồn Khương 52,27ha với tổng vốn đầu tư hơn 4.900 tỷ đồng. Dự án được thực hiện từ quý 1/2019 đến quý 4/2023.
Về quy định kiến trúc, mật độ xây dựng khu công trình dịch vụ du lịch - nghỉ dưỡng bố trí công trình chức năng khách sạn, công trình phụ trợ khác là dưới 25%, tầng cao xây dựng dưới 15 tầng.
Mật độ xây dựng nhà ở thấp tầng dạng nhà ở liên kế là 40-90%, tầng cao xây dựng dưới 5 tầng.
Mật độ xây dựng khu công trình sử dụng hỗn hợp gồm các chức năng ở, dịch vụ thương mại, văn phòng... là 54-79%, tầng cao xây dựng dưới 15 tầng.
Đối với khu vực các công trình dịch vụ đô thị gồm y tế, giáo dục, văn hóa, chợ... mật độ xây dựng là dưới 40%, tầng cao 2-7 tầng.

>>> Xem thêm:




Bất động sản Cần Thơ tăng giá trong năm 2020

UBND TP Cần Thơ đang chuẩn bị công bố khung giá đất mới. Đây là đợt điều chỉnh giá đất sau 5 năm, chính vì vậy thị trường nhà đất Cần Thơ sẽ thiết lập mặt bằng giá mới.

Ông Trịnh Quang Tiến, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP Cần Thơ
Khu dân cư Hồng Phát Cần Thơ có giá bán 35 - 40 triệu đồng/m2
Ông Nguyễn Minh Trí - Giám đốc Công ty TNHH địa ốc Tín Phát cho biết, năm 2019, thị trường bất động sản Cần Thơ tăng giá mạnh từ đầu năm đến tháng 5 thì bắt đầu chững lại. 
Thiết lập mặt bằng giá mới
Nguyên nhân thị trường có điểm dừng, không còn phát triển nóng như năm 2018 và đầu năm 2019 vì sau hơn 18 tháng giá nhà đất Cần Thơ tăng nóng, giá cao ngất ngưỡng, sự điều tiết của thị trường là cần thiết.
6 tháng cuối năm nay, thị trường nhà đất không tăng cũng không giảm nhiều. Khi thị trường điều tiết như vậy, người bán bán sợ bị hớ, người mua sợ mua lầm giá cao, tất cả làm cho thị trường giao dịch chậm chạp. 
“Dự báo năm 2020 thị trường bất động sản Cần Thơ sẽ  phát triển mạnh trở lại và giá tăng do TP sẽ điều chỉnh giá đất theo khung giá đất mới” – ông Trí cho biết.
Theo những chuyên gia về bất động sản, năm 2020 thị trường nhà đất sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định; thành phố tiếp tục mời gọi đầu tư các dự án mới nhằm tạo thêm quỹ nhà ở, đất ở đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố trung tâm vùng trong thời gian tới…
Cho đến thời điểm này, các dự án khu đô thị có đất nền cung ứng cho thị trường đã cạn nguồn, dự án mới thì chưa cung ứng cho thị trường. Việc dự án Stella Mega City do KiTa mở bán đã tạo tiếng vang và thu hút giới đầu tư, tuy nhiên nhiều nhà đầu tư chưa mặn mà với dự án này bởi nhiều lý do, trong đó có nguyên do dự án này trước đây là kho bom của Mỹ.
Ngoài ra, vào đầu năm 2020, có hai dự án sẽ cung ứng đất nền và nhà ở cho cư dân TP Cần Thơ đó là dự án Khu dân cư Hồng Phát và dự án khu đô thị STK ở quận Ninh Kiều được kỳ vọng sẽ nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư.
Còn tại các dự án nhà ở hiện hữu, theo Hiệp hội Bất động sản Cần Thơ, giá đất nền có nhiều biến động, chủ yếu tăng từ 1 đến 4 lần so với cách nay hơn 2 năm.
Cụ thể, tại Khu đô thị Cửu Long - Him Lam, có giá bán 20-22 triệu đồng/m2; Khu dân cư lô 5C - Hồng Loan, giá bán 22-25 triệu đồng/m2; Stella Mega City, giá bán 20-25 triệu đồng/m2; Cồn Khương Cửu Long - Him Lam, giá bán 15-23 triệu đồng/m2; Khu dân cư Nam Long - Hồng Phát, giá bán 35-40 triệu đồng/m2…
Tại các khu dân cư ở phường An Khánh, An Bình, Hưng Lợi (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ), giá đất nền thổ cư có diện tích 80 - 100m2 hiện dao động 2 - 3,5 tỷ đồng/nền…
Hài hoà lợi ích
Tại Cần Thơ, cách đây 2 năm, đất các khu tái định cư Phú An, Tân Phú giá rất thấp, chỉ khoảng 250 - 300 triệu đồng/nền 80-100m2. Người mua chỉ cần đóng tiền hạ tầng khoảng 100 đến 130 triệu là có nền xây dựng. Hiện nay giá nền như thế ở hai khu tái định cư nói trên đã tăng lên từ 1,2 tỷ đến 1,5 tỷ đồng.
Ông Huỳnh Quốc Nam - Phó Giám đốc Công ty CP địa ốc Hoàng Quân Cần Thơ khẳng định: “Trong thời gian từ năm 2017 đến nay, thị trường nhà đất Cần Thơ tăng giá và phát triển mạnh. Trong năm 2020, dự kiến thị trường nhà đất sẽ tiếp tục phát triển”.
Với những tiềm năng vô cùng to lớn cùng chính sách rộng cửa chào đón các nhà đầu tư, Cần Thơ đã và đang trở thành điểm dừng chân lý tưởng của nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Các đại gia bất động sản như: VinGroup, Novaland, FLC, KITA Group, LDG,  Hoàng Quân.. cũng đã nhanh chóng chen chân vào thị trường đầy tiềm năng này
Tuy nhiên, một số doanh nghiệp trên địa bàn thừa nhận đang phải đối mặt với một số khó khăn như: Mỗi khi nhà nước ban hành chính sách đền bù mới và điều chỉnh giá đất thì gần như doanh nghiệp lại phải làm lại hoàn toàn hồ sơ đền bù. Chính yếu tố này làm cho nhiều dự án chậm tiến độ. Mặt khác, do diện tích đất đền bù “da beo” không liền canh làm cho doanh nghiệp rất khó trong xây dựng hạ tầng và cho thuê đất.
Ông Trịnh Quang Tiến - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Cần Thơ cũng cho hay, ở thời điểm này, Cần Thơ gần như không còn quỹ “đất sạch” để mời gọi đầu tư nên địa phương cũng muốn các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng tập trung đẩy nhanh tiến độ.
Tuy nhiên, thực tế ngân hàng siết cho vay bất động sản, lãi suất vay cao, chi phí đền bù cao khiến giá thành và giá cho thuê đất bị vọt lên đang khiến nhà đầu tư ngại triển khai, bởi chưa tìm ra cách đảm bảo hài hòa lợi ích các bên.

>>> Xem thêm:  



Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2020

7 bước cơ bản để học một dự án bất động sản dành cho sale mới vào nghề


7 bước cơ bản để học một dự án bất động sản dành cho sale mới vào nghề


Bạn là người trẻ năng động, hoạt bát và đang dấn thân vào con đường trở thành một sale bất động sản chuyên nghiệp. Tuy nhiên, “vạn sự khởi đầu nan”, và bạn cũng không ngoại lệ. Với vốn kiến thức ít ỏi của mình, bạn không đủ tự tin để có thể đem sản phẩm của mình giới thiệu đến khách hàng một cách tốt nhất, chưa nói đến việc bạn có bán được hay không. Khi tiếp cận với một dự án bất động sản làm cách nào để đọc nhanh nhất và các yếu tố cần quan tâm nhất của khách hàng là gì?


Bạn sẽ chẳng thể bán được hàng nếu bạn chưa hiểu gì về sản phẩm của bạn. Vậy nên, am hiểu về sản phẩm bạn đang bán chính là bước khởi đầu vững chãi. Chỉ khi hiểu tường tận, từ ưu điểm cho đến nhược điểm của sản phẩm, bạn mới có thể xác định đối tượng khách hàng mục tiêu của mình là ai, và mới đủ tự tin giới thiệu đến khách hàng sản phẩm đó.
Trong bài viết này, MunKas Agency xin giới thiệu đến bạn 10 bước cơ bản để học một dự án bất động sản cụ thể là dự án nhà ở chung cư dành cho sale mới vào nghề.

1. Tên dự án bất động sản 

Tên dự án cũng chính là điểm nhận diện đầu tiên mà nhờ đó khách hàng có thể phân biệt dự án này với dự án khác. Bạn sẽ rơi vào tình huống dở khóc, dở cười nếu như bạn giới thiệu sai tên dự án bất động sản bạn đang bán đấy!.
Dự án có bao nhiêu tên?, tên dự án là gì?, tên thương mại là gì?,tên do thị trường đặt ra?,…chính là điểm bạn cần quan tâm đầu tiên.
Ví dụ: Một dự án tọa lạc tại đường Âu Cơ quận Tân Phú có vài cái tên. Tên Thương mại của dự án là Oriental Plaza bao gồm cả khu thương mại phía dưới và căn hộ chung cư các tầng trên của tòa nhà. Tuy nhiên dự án còn có một cái tên khác là Southern Dragon. Có lẽ vì tâm lý sính ngoại nên các chủ đầu tư thường đặt tên nước ngoài cho dự án của mình, khiến việc tiếp cận khách hàng qua tên rất khó khăn. Nếu một người dân bình thường kém tiếng anh thì việc viết đúng tên dự án là cả một vấn đề nên dự án đề cập phía trên được thị trường phiên dịch tên Tiếng Việt là: Căn hộ Rồng Phương Nam hoặc căn hộ Đông Phương Phát.
Bạn sẽ phải thuộc làu các tên dự án, ý nghĩa của tên mà chủ đầu tư đã hun đúc cho sản phẩm thông qua cái tên đó. Nghe có vẻ dễ nhưng không dễ nếu bị khách hàng vặn vẹo đấy nhé!

2. Vị trí của dự án bất động sản.

Tổng thống Mỹ Donal Trump từng là 1 tay trùm bất động sản khét tiếng ở Mỹ và ông có câu: “Đối với 1 dự án bất động sản thì quan trọng nhất là vị trí – vị trí – và vị trí”
Đây sẽ là thông tin quan trọng mà khách hàng quan tâm trước khi quyết định có tìm hiểu sâu về dự án hay không. Một người đang làm việc tại khu công nghệ cao sẽ chú ý hơn đến các dự án nằm tại quận 9, quận 2, quận Thủ Đức hoặc lân cận.
Bên cạnh đó bạn còn cần phải tìm hiểu về các thông tin như:
  • Liên kết vùng của dự án
  • Vị trí về giao thông của dự án
  • Vị trí của sản phẩm bất động sản so với các dự án xung quanh

3. Chủ đầu tư của dự án.

Lướt một vòng thị trường bất động sản, hẳn sẽ nhiều khách hàng lo ngại với các thông tin liên quan đến những dự án bị ngưng do chủ đầu tư không đủ lực, vì chủ đầu tư không uy tín mà người mua nhà mất trắng hoặc tình trạng chất lượng căn hộ thấp. Vậy nên, khi học về một dự án bất động sản, bạn phải tìm hiểu các thông tin liên quan đến chủ đầu tư: uy tín của chủ đầu tư ra sao?, đã làm những dự án nào?, quy mô ra sao, có được khách hàng phản hồi tốt?, nguồn lực kinh tế của chủ đầu tư đến từ đâu, đã lên sàn hay chưa?,…
Đơn cử như Đất Xanh – nhà đầu tư của Luxcity, Sunview Town… thu về kết quả bán hàng nhanh chóng nhờ chú trọng hiện thực cam kết với người mua, công khai và cập nhật thông tin xây dựng thường xuyên qua nhiều kênh. Chính vì lí do này nên các dự án sau này của Đất Xanh như Luxgarden quận 7, khách hàng đặt niềm tin và không ngần ngại khi lựa chọn.

4. Sản phẩm bất động sản.

Đây chính là phần chi tiết bạn cần tìm hiểu nếu muốn tư vấn rõ ràng cho khách hàng. Cụ thể bạn cần tìm hiểu:
  • Quy mô dự án: tổng diện tích dự án là bao nhiêu m2?, có bao nhiêu block?, mỗi block cao bao nhiêu tầng?,  mật độ xây dựng của dự án là bao nhiêu?. Tiện ích nổi bật tại dự án là gì?. Đơn vị thi công, giám sát và đơn vị quản lý dự án là đơn vị nào, có uy tín hay không?,…
  • Bạn cần đọc hiểu cơ bản về mặt bằng tổng thể dự án, mặt bằng các tầng (mỗi tầng bao nhiêu căn hộ, vị trí ra sao, cầu thang bộ, cầu thang máy,…), thiết kế căn hộ (vị trí phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, phòng vệ sinh bố trí ra sao, trần cao, nội thất như thế nào cho hợp lý,…), hướng căn hộ (hướng ban công, hướng của chính), các loại diện tích căn hộ,…để có thể tư vấn cho khách hàng sản phẩm phù hợp nhất với điều kiện kinh tế, phong thủy,…

5. Pháp lý dự án.

Tính pháp lý của dự án là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định việc mua nhà tại một dự án bất động sản. Việc cung cấp công khai hồ sơ pháp lý đầy đủ, rõ ràng của dự án bất động sản chính là một trong những lý do then chốt khiến người mua sẵn sàng xuống tiền ngay để mua căn hộ.
Vì vậy, bạn cần tìm hiểu tất cả các thông tin liên quan đến pháp lý của dự án bất động sản mà bạn đang bán: dự án đã được cấp phép đầu tư, xây dựng hay chưa, luật nhà ở, luật kinh doanh bất động sản,…
Và khi khách hàng của bạn ký hợp đồng thì đó là: hợp đồng mua bán, hợp đồng góp vốn hay hợp đồng vay vốn. Đây chính là điểm quan trọng nhất mà bất cứ sale hay khách hàng nào cũng đều quan tâm.

6. Giá bán và phương thức thanh toán, hỗ trợ.

Mỗi một dự án tùy theo vị trí, kích thước, hình thức, tiện ích, nhu cầu hoặc lợi nhuận mang lại sẽ được đưa vào các phân khúc khác nhau và giá bán dựa vào đó cũng có sự khác biệt. Tất cả những điều nói phía trên nhằm đưa đến cho bạn cái nhìn về dự án, từ đó đánh giá sản phẩm của mình thuộc phân khúc nào và cuối cùng là bắt đầu cuộc hành trình tìm kiếm khách hàng đối tượng cho phân khúc sản phẩm đó.
Thứ 2 là phương thức thanh toán của dự án. Bạn cần tìm hiểu xem tiến độ thanh toán của sản phẩm như thế nào, thanh toán theo thời gian hay theo tiến độ xây dựng của dự án, thanh toán bao nhiêu thì được giao nhà. Có ngân hàng nào hỗ trợ vay mua hay không, nếu có thì lãi suất, điều kiện vay vốn, thời gian đáo hạn hay thời gian vay vốn cụ thể ra sao,…

7. Xem thực địa dự án.

Đây là bước cuối cùng rất quan trọng mà bạn không thể bỏ qua. Chỉ khi dấn thân đến xem và tìm hiểu thực tế về dự án bạn mới có thể tự mình trải nghiệm ưu điểm và nhược điểm của dự án từ đó mới có thể tư vấn và hướng dẫn khách hàng một cách chính xác nhất.


>>> Xem thêm:



Hướng đi nào cho thị trường bất động sản mùa dịch?

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực kinh tế, thị trường bất động sản vẫn tìm thấy những hướng đi khả quan. Giới nghiên cứu thị trường cho rằng đây là thời điểm các doanh nghiệp bất động sản nên có chiến lược mới về sản phẩm nhất là những dự án xanh, tốt cho sức khỏe cư dân.
Dấu hiệu lạc quan của thị trường
Savills châu Á - Thái Bình Dương vừa công bố báo cáo về những tác động của dịch bệnh Covid-19 tới thị trường bất động sản trong khu vực và Việt Nam. Trong khi ngành du lịch và bất động sản nghỉ dưỡng đối diện với nguy cơ sụt giảm, thì những phân khúc bất động sản khác được dự báo sẽ ít bị ảnh hưởng hơn bởi dịch bệnh corona như phân khúc đất nền, bất động sản nhà ở, bất động sản khu công nghiệp và mảng cho thuê.
Xét về dài hạn, nếu thành công trong việc khống chế và kiểm soát dịch bệnh, bất động sản Việt Nam có cơ hội đón đầu luồng khách du lịch cũng như nguồn vốn đầu tư lớn từ các nước.
huong di nao cho thi truong bat dong san mua dich
Bất động sản Việt Nam có cơ hội lớn nếu kiểm soát dịch bệnh thành công
Cũng theo báo cáo “Đánh giá tác động của dịch virus Corona tới các nhóm ngành” của công ty chứng khoán SSI, trong khi khá nhiều ngành kinh tế ảnh hưởng từ đại dịch thì nhu cầu đối với bất động sản thương mại không bị ảnh hưởng nhiều vì hoạt động mua nhà chung cư dựa trên nhu cầu và kế hoạch để sinh sống trong dài hạn, không liên quan đến sự kiện như bệnh dịch.
Trong một báo cáo mang tên "Sự bùng phát của virus corona tác động thế nào đến bất động sản Canada" của mạng lưới Đầu tư Bất đng sản (The Real Estate Investment Network - nền tảng giao dịch của hơn 39.300 bất động sản trị giá 5,1 tỷ USD tại Canada) đưa ra "Công thức thành công bất động sản dài hạn". Theo đó, tốc độ tăng trưởng GDP ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường bất động sản trong khoảng thời gian 18 tháng.
"Đây là cơ hội mua cho những nhà đầu tư, với khả năng tăng giá khả quan trên thị trường cho thuê và nhà ở", ông Jennifer Hunt - Phó chủ tịch phụ trách mảng Nghiên cứu Mạng lưới Đầu tư Bất động sản Canada đánh giá.
Theo kịch bản kém lạc quan nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, GDP cả nước trong năm nay chỉ tăng 5,96%, giảm hơn 0,8% so với mục tiêu đề ra và thấp nhất trong 7 năm gần đây. Ngay cả trong trường hợp đó, tăng trưởng của Việt Nam vẫn nằm trong top đầu khu vực và triển vọng có sự hỗ trợ lớn từ các yếu tố vĩ mô khác như lạm phát thấp, FDI tăng trưởng kỷ lục, nhiều hiệp định thương mại tư do mới được ký kết, hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung...
Bên cạnh đó, nỗ lực kiểm soát dịch bệnh của Việt Nam đã tạo ấn tượng tốt trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Điều đó cho thấy, thị trường bất động sản trong nước vẫn có triển vọng nhờ GDP tăng trưởng cao và sự tin tưởng của nhà đầu tư quốc tế. Trong bối cảnh này, những nhà đầu tư đủ tự tin kiểm soát tài sản và tiềm lực tài chính, sẽ có cơ hội tốt để tiếp cận với nguồn cung dồi dào và giá tốt hơn.
Cơ hội cho các dự án xanh
huong di nao cho thi truong bat dong san mua dich
Các dự án thiết kế hài hòa thiên nhiên và chú trọng sức khỏe cho cư dân được kỳ vọng phát triển
Trong bối cảnh những tác động từ đại dịch Covid-2019 lên thị trường bất động sản chưa rõ nét, ông Sử Ngọc Khương - Giám đốc cấp cao bộ phận Đầu tư Savills Việt Nam cho rằng, bất động sản nhà ở vẫn là nhu cầu thiết yếu. Đại dịch này là cơ hội cho các đơn vị phát triển dự án tự nhìn lại chiến lược kinh doanh và tái cấu trúc sản phẩm, để thích ứng với những biến động có thể xảy ra.
Các không gian đô thị sinh thái, chất lượng hướng đến việc chăm sóc và tăng cường sức khỏe cho cư dân được kỳ vọng phát triển hơn. Đây là mô hình vốn không xa lạ tại Việt Nam, nhưng chưa thật sự khởi sắc.
"Sau đại dịch này, thị trường sẽ có những dự án chú trọng hơn vào chất lượng sản phẩm nhà ở và không gian sống nhằm đảm bảo sức khỏe cho cư dân, trong bối cảnh mọi người rất lo ngại thời gian qua", ông Khương nói.
Đồng tình với quan điểm này, đại diện Novaland cho biết, thời gian qua, các khái niệm về không gian sống xanh hay sinh thái đang bị lạm dụng chứ chưa thực sự đi vào thực tế. Tuy nhiên, nhu cầu của khách hàng hiện nay sẽ là một động lực quan trọng khiến các nhà phát triển dự án phải thay đổi.
"Là một trong những doanh nghiệp đứng đầu thị trường, chúng tôi hiểu rõ vai trò của không gian xanh đối với việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho cư dân. Không phải lúc này mà đa phần các dự án của Novaland đều có mật độ xây dựng thấp, để dành diện tích lớn để phát triển không gian sinh thái với cây xanh, mặt nước và các tiện ích đi kèm", vị đại diện nói.
huong di nao cho thi truong bat dong san mua dich
Đô thị sinh thái thông minh Aqua City tạo ra không gian sống xanh, khỏe thực sự với quy hoạch bài bản cùng các tiện ích hiện đại tạo điều kiện sống lành mạnh
Tọa lạc tại thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) tiếp giáp phía Đông TP HCM, Aqua City là một trong những ví dụ tiêu biểu cho mô hình khu đô thị sinh thái thông minh của Tập đoàn Novaland. Dự án có quy mô lên đến hơn 1000 ha, quy hoạch đồng bộ và hoàn chỉnh, dành hơn 70% diện tích cho mảng xanh với nhiều tiện ích công cộng như trường học các cấp, bệnh viện, trung tâm mua sắm, các công viên lớn, bến du thuyền lớn...
Bên cạnh đó, ưu thế địa lý của một vùng đất trù phú ven sông, dự án thừa hưởng các yếu tố sinh thái tự nhiên khi được bao quanh bởi hệ thống sông Đồng Nai, sông Buông, sông Trong rộng lớn, với hơn 380 hecta mặt nước, 32km đường sông mang lại sự tươi mát cho cả khu vực. Trong bán kính khoảng 5-7 km từ Aqua City, cư dân có thể tiếp cận bệnh viện quốc tế Đại học Y dược Shing Mark, sân golf Long Thành, khu du lịch quốc tế Sơn Tiên.

XEM THÊM: 


Thứ Hai, 24 tháng 2, 2020

TRA CỨU THÔNG TIN, BẢN ĐỒ QUY HOẠCH CÁC QUẬN, HUYỆN CẦN THƠ 2021

Thông tin, bản đồ quy hoạch chung thành phố Cần Thơ mới nhất

Hiện nay, thông tin quy hoạch ở Cần Thơ, bản đồ quy hoạch Cần Thơ đang thực hiện theo Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2013 về Phê duyệt đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Cần Thơ đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Phạm vi, tính chất, mục tiêu quy hoạch Cần Thơ đến năm 2030

- Phạm vi: Sơ đồ quy hoạch tp Cần Thơ bao gồm toàn bộ địa giới hành chính thành phố Cần Thơ với diện tích đất khoảng 1.409 km2 (140.895 ha).
- Quy hoạch tổng thể thành phố Cần Thơ với tính chất là:
  • Đô thị loại I trực thuộc Trung ương; trung tâm về công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học - công nghệ, y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa - thể thao - du lịch của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
  • Đầu mối giao thương quốc tế quan trọng của vùng đồng bằng sông Cửu Long và quốc gia, cửa ngõ của vùng hạ lưu sông Mê Kông.
  • Vị trí chiến lược an ninh quốc phòng quan trọng của vùng đồng bằng sông Cửu Long và quốc gia.
- Mục tiêu quy hoạch xây dựng tp Cần Thơ đến năm 2025 - 2030, tầm nhìn 2050 đó là:
  • Quy hoạch phát triển thành phố Cần Thơ trở thành thành phố cấp quốc gia, văn minh, hiện đại, đô thị trung tâm động lực của vùng đồng bằng sông Cửu Long và đô thị cửa ngõ của vùng hạ lưu sông Mekong; Góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long và có tầm ảnh hưởng trong vùng Đông Nam Á.
  • Phát triển không gian thành phố theo hướng phát triển toàn diện, cân bằng và bền vững, bảo đảm an ninh quốc phòng; phát triển hài hòa với cảnh quan tự nhiên, phát huy bản sắc đô thị sông nước, đô thị sinh thái đặc trưng vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Nội dung quy hoạch phát triển tổng thể thành phố Cần Thơ

Thông tin quy hoạch chi tiết thành phố Cần Thơ đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050
Theo quyết định phê duyệt quy hoạch năm 2013, nội dung quy hoạch chung thành phố Cần Thơ đến năm 2030 có các nội dung cơ bản sau:
Bản đồ quy hoạch chung thành phố Cần Thơ đến 2030 tầm nhìn 2050 - Hiện trạng sự sự đất và kiến trúc cảnh quan
Bản đồ quy hoạch chung thành phố Cần Thơ đến 2030 tầm nhìn 2050 - Hiện trạng sự sự đất và kiến trúc cảnh quan
* Định hướng quy hoạch phát triển đô thị theo không gian
Phát triển quy hoạch đô thị Cần Thơ theo hướng: Khu đô thị tập trung, đa trung tâm trong vùng đô thị nội thành và các đô thị vệ tinh trung tâm huyện. Phát triển đô thị xanh và mặt nước, có không gian đô thị nén, đan xen với mặt nước và các dải cảnh quan xanh.
Trong đó định hướng quy hoạch tổng thể chi tiết thành phố Cần Thơ theo không gian đô thị như sau:
- Khu đô thị trung tâm
+ Quy hoạch khu đô thị truyền thống Ninh Kiều - Bình Thủy: là khu vực trung tâm lịch sử truyền thống, quy hoạch trung tâm hành chính chính trị thành phố Cần Thơ;trung tâm tiếp vận về đường bộ, đường thủy và đường hàng không; trung tâm thể dục thể thao cấp thành phố và cấp vùng; trung tâm giáo dục đào tạo cấp vùng và cấp quốc gia; trung tâm y tế đa khoa, chuyên khoa cấp thành phố và cấp vùng; trung tâm thương mại, dịch vụ và tài chính cấp thành phố và cấp vùng. Các khu ở hỗn hợp, khu ở chỉnh trang, khu ở tập trung.
+ Quy hoạch khu đô thị công nghiệp Cái Răng, Trà Nóc;
+ Quy hoạch  khu đô thị sinh thái Phong Điền;
+ Quy hoạch khu đô thị mới Ô Môn;
+ Quy hoạch khu đô thị-công nghiệp Thốt Nốt;
- Quy hoạch đất Cần Thơ khu vực ngoại thành gồm: Thị trấn Cờ Đỏ; thị trấn Thới Lai; thị trấn Vĩnh Thạnh; thị trấn Thạnh An.
- Quy hoạch cơ sở hạ tầng kỹ thuật: giao thông đường bộ, đường thủy đối nội và đối ngoại; Quy hoạch cảng hàng không Cần Thơ, Quy hoạch các trung tâm giáo dục và đào tạo, y khoa, chuẩn bị kỹ thuật, cấp nước, cấp điện, thoát nước thải, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang, thông tin liên lạc…
- Quy hoạch du lịch Cần Thơ: Sông Hậu, sông Cần Thơ, rạch Cái Khế, sông Bình Thủy, tuyến công viên mới, vườn cây ăn trái tiếp giáp Phong Điền, khu du lịch sinh thái cồn Khương, tạo thành hệ khung cảnh quan chính trong khu đô thị.
Bản đồ quy hoạch tổng thể thành phố Cần Thơ 2019 mới nhất
Bản đồ quy hoạch Cần Thơ được phê duyệt tại đồ án quy hoạch chung thành phố Cần Thơ đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 thể hiện chi tiết và đầy đủ các nội dung và các loại Bản đồ quy hoạch TP Cần Thơ chi tiết 1/2000, 1/5000, 1/50000.
Dưới đây là một số bản đồ quy hoạch chung tổng thể thành phố Cần Thơ đến năm 2030 tầm nhìn 2050 đã được phê duyệt.
- Bản đồ quy hoạch TP Cần Thơ xây dựng chung theo không gian
Bản đồ định hướng quy hoạch phát triển thành phố Cần Thơ theo không gian đến năm 2030 tầm nhìn 2050
Bản đồ định hướng quy hoạch phát triển thành phố Cần Thơ theo không gian đến năm 2030 tầm nhìn 2050

- Quy hoạch sử dụng đất Cần Thơ theo không gian
Quy hoạch phân vùng, định hướng quy hoạch đô thị ở tại thành phố Cần Thơ, thiết kế đô thị.
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Cần Thơ đến năm 2030 tầm nhìn năm 2050
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Cần Thơ đến năm 2030 tầm nhìn năm 2050
- Quy hoạch phát triển Cần Thơ về hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Bản đồ quy hoạch thoát nước Cần Thơ đến năm 2030 tầm nhìn 2050
Bản đồ quy hoạch thoát nước Cần Thơ đến năm 2030 tầm nhìn 2050
Thông tin quy hoạch thành phố Cần Thơ (TP Cần Thơ) trên đây là mới nhất được thực hiện từ ngày 28/08/2013 cho đến năm 2030. Như vậy, quy hoạch TP Cần Thơ từ năm 2013 - 2019 đã trải qua 15 năm và sẽ tiếp tục được triển khai và điều chỉnh cho tới năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050..

Thông tin, bản đồ quy hoạch quận, huyện Cần Thơ 2019

Quy hoạch đô thị thành phố Cần Thơ tập trung quy hoạch 5 phân khu đô thị trung tâm tương ứng với 5 quận là Ninh Kiều, Thốt Nốt, Cái Răng, Ô Môn và Bình Thủy đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Đối với 4 huyện của thành phố Cần Thơ là Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạch và Thới Lai theo quy hoạch ngoại thành của TP Cần Thơ.
Dưới đây là những thông tin, bản đồ quy hoạch quận, huyện Cần Thơ cơ bản và một số các dự án quy hoạch Cần Thơ trọng điểm, ưu tiên ở các quận, huyện.

Thông tin, bản đồ quy hoạch quận Ninh Kiều

Quận Ninh Kiều thuộc thành phố Cần Thơ có diện tích tự nhiên khoảng 2926 ha có vị trí tiếp giáp:
- Phía Đông Bắc: Giáp tỉnh Vĩnh Long qua Sông Hậu
- Phía Đông Nam: Giáp quận Cái Răng.
- Phía Tây Nam: Giáp huyện Phong Điền.
- Phía Tây Bắc: Giáp quận Bình Thủy.
Căn cứ quyết định 2639/QĐ-UBND phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 quận Ninh Kiều đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và theo đồ án quy hoạch chi tiết 1.500 quận Ninh Kiều đã được phê duyệt: Thành phố Cần Thơ xác định tính chất quy hoạch phát triển quận Ninh Kiều trở thành:
Một phần quan trọng của Khu đô thị truyền thống Ninh Kiều - Bình Thủy thuộc Khu đô thị trung tâm của thành phố Cần Thơ theo Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Cần Thơ đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Khu vực trung tâm lịch sử truyền thống;
Hạt nhân của thành phố trong quá trình hình thành các trung tâm Thương mại, Dịch vụ, Ngân hàng, Tài chính, Khoa học, Giáo dục - Đào tạo, Y Tế, Văn hóa của vùng. Quận Ninh Kiều cung ứng các dịch vụ về văn hóa - xã hội ở mức cao nhất so với các quận, huyện khác trong thành phố.
Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu; là nơi có môi trường sống đạt được ba tiêu chí về an ninh - an toàn và an sinh như: quy hoạch hồ bún xáng Cần Thơ...
Xem bản đồ quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Xem bản đồ quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Bản đồ quy hoạch phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều - TP Cần Thơ
Bản đồ quy hoạch phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều - TP Cần Thơ

Thông tin, bản đồ quy hoạch quận Cái Răng

Quận Cái Răng là quận đô thị nằm ở phía Đông Nam của thành phố Cần Thơ với diện tích 6680,56 ha với 7 đơn vị hành chính cấp phường bao gồm: Ba Láng, Hưng Phú, Hưng Thạnh, Lê Bình, Phú Thứ, Tân Phú, Thường Thạnh. Quận Cái Răng có vị trí tiếp giáp với các khu vực khác đó là:
  • Phía Bắc: Giáp quận Ninh Kiều, ranh giới là sông Cần Thơ
  • Phía Nam: Giáp các huyện Châu Thành và Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
  • Phía Tây: Giáp huyện Phong Điền
  • Phía Đông: Giáp thị xã Bình Minh và huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long qua sông Hậu.
Về quy hoạch quận Cái Răng, Cần Thơ hiện nay đang có điều chỉnh quy hoạch theo Quyết định số 444/QĐ-UBND năm 2019 Phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 quận Cái Răng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo quyết định này, quy hoạch quận Cái Răng Cần Thơ nói chung, khu đô thị - công nghiệp Cái Răng nói riêng theo định hướng phát triển với tính chất trở thành:
- Quy hoạch thành trung tâm công nghiệp và dịch vụ cảng, đầu mối giao thông về đường thủy, đường bộ và đường sắt và tiếp cận về dịch vụ cảng và dịch vụ logistics cấp vùng ĐBSCL;
- Quy hoạch thành trung tâm văn hóa cấp vùng, thương mại dịch vụ, du lịch cấp thành phố và cấp vùng.
- Quy hoạch trung tâm hành chính Cần Thơ tập trung
- Phát triển các khu ở tập trung và khu ở sinh thái nhà vườn và các khu chức năng khác để góp phần hình thành một đô thị phát triển hài hòa, bền vững, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thành phố Cần Thơ.
Bản đồ quy hoạch phân khu đô thị quận Cái Răng, Cần Thơ đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050
Bản đồ quy hoạch phân khu đô thị quận Cái Răng, Cần Thơ đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050

Thông tin, bản đồ quy hoạch quận Bình Thủy

Quận Bình Thủy là một quận trung tâm nội thành của thành phố Cần Thơ với 7.059,31 ha diện tích tự nhiên và phân thành 8 đơn vị hành chính phường trực thuộc, bao gồm các phường: Trà Nóc, Trà An, An Thới, Bùi Hữu Nghĩa, Thới An Đông, Bình Thuỷ, Long Tuyền, Long Hoà. Quận có quy mô kinh tế quan trọng của Thành phố với cảng lớn và 2 khu công nghiệp, sân bay quốc tế Cần Thơ. Vị trí địa lý tiếp giáp các quận/huyện thành phố Cần thơ và tỉnh Vĩnh Long, cụ thể:
  • Phía Bắc và Tây Bắc giáp quận Ô Môn.
  • Tây và Tây Nam giáp huyện Phong Điền.
  • Nam và Đông Nam giáp quận Ninh Kiều.
  • Đông giáp huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long qua sông Hậu
Bản đồ quy hoạch phân khu đô thị quận Bình Thủy đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050
Bản đồ quy hoạch phân khu đô thị quận Bình Thủy đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050
Một số bản bản đồ quy hoạch quận Bình Thủy chi tiết các dự án quan trọng
- Quy hoạch trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia thành phố Cần Thơ
Bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia tại Cần Thơ tỷ lệ 1/2000 
Bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia tại Cần Thơ tỷ lệ 1/2000 
- Quy hoạch làng đại học Cần Thơ chi tiết
Quy hoạch khu các trường đại học và giáo dục chuyên nghiệp thành phố Cần Thơ chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000.
+ Phía Tây Nam giáp rạch Mương Khai.
+ Phía Tây Bắc giáp đường dự mở.
+ Phía Đông Bắc giáp quốc lộ 91B.
+ Phía Đông giáp rạch Cái Sơn.
+ Diện tích là 2.258.409m2
Bản đồ Quy hoạch Làng đại học và giáo dục chuyên nghiệp chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000
Bản đồ Quy hoạch Làng đại học và giáo dục chuyên nghiệp chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000
- Quy hoạch khu dân cư, tái định cư và chợ Trà Nóc quận Bình Thủy, TP Cần Thơ
Khu dân cư và chợ Trà Nóc thuộc địa bàn phường Trà Nóc, quận Bình Thuỷ.
- Phía Đông Bắc: giáp đường Lê Hồng Phong; 
- Phí Đông Nam: giáp sông Trà Nóc;
- Phía Tây Bắc: giáp đường tỉnh 917;  
- Phía Tây Nam: giáp rạch Cầu Cống; 
- Tổng diện tích đất quy hoạch: 393.905 m2
Bản đồ quy hoạch chợ Cần Thơ, khu dân cư Trà Nóc, quận Bình Thuỷ
Bản đồ quy hoạch chợ Cần Thơ, khu dân cư Trà Nóc, quận Bình Thuỷ

Thông tin, bản đồ quy hoạch quận Ô Môn

Quận Ô Môn thành phố Cần Thơ với diện tích khoảng 13.193,43 ha, có địa giới hành chính tiếp giáp:
  • Phía Đông Bắc: Giáp tỉnh Đồng Tháp, tỉnh Vĩnh Long;
  • Phía Đông Nam: Giáp quận Bình Thủy, huyện Phong Điền;
  • Phía Tây Nam: Giáp huyện Thới Lai, huyện Cờ Đỏ.
  • Phía Tây Bắc: Giáp quận Thốt Nốt.
Theo quy hoạch phân khu đô thị quận Ô Môn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tỷ lệ 1/5000 thì tính chất quy hoạch quận Ô Môn sẽ là:
- Đô thị gắn kết với khu đô thị trung tâm của thành phố Cần Thơ.
- Trung tâm công nghiệp chuyên ngành, công nghệ cao, công nghiệp điện năng cấp vùng; đầu mối giao thông đường thủy - cảng tổng hợp cấp vùng.2
- Khu đô thị mới của thành phố Cần Thơ về lâu dài;
- Đầu mối giao thông về đường bộ, đường sắt, đường thủy - cảng tổng hợp cấp vùng, trung tâm giao dịch quốc tế, trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ, giáo dục - đào tạo cấp quốc gia và quốc tế. Trung tâm tài chính, thương mại - dịch vụ cấp quốc gia và cấp thành phố.
- Đô thị phát triển nông nghiệp đô thị ứng dụng công nghệ cao, có công viên chuyên đề nông nghiệp công nghệ cao sông Hậu. Trung tâm văn hóa hội chợ triển lãm cấp vùng và quốc gia. Trung tâm du lịch cảnh quan và sinh thái cấp vùng. Các khu ở tập trung, khu ở sinh thái vườn.
- Khu đô thị phát triển không gian dọc quy hoạch quốc lộ 91 và đường nối Quốc lộ 91 với Quốc lộ Nam sông Hậu)
- Phát triển theo hướng đô thị văn minh, xanh, sạch, đẹp, hiện đại, mang tính đặc trưng của một đô thị công nghiệp.
Quy hoạch quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ nổi bật nhất đó là: Mở rộng trung tâm quận thuộc phường Châu Văn Liêm, quận Ô- Môn, thành phố Cần Thơ.
- Phía Đông Bắc giáp Rạch Tắc Ông Thục.
- Phía Đông Nam giáp quốc lộ 91.
- Phía Tây Nam giáp quốc lộ 91, đường Kim Đồng và đường Châu Văn Liêm.
- Phía Tây Bắc giáp đường Đinh Tiên Hoàng và sông Ô Môn.
- Diện tích quy hoạch là 609,128m2
Bản đồ quy hoạch quận Ô Môn mở rộng chi tiết đến năm 2030 tầm nhìn 2050
Bản đồ quy hoạch quận Ô Môn mở rộng chi tiết đến năm 2030 tầm nhìn 2050

Thông tin, bản đồ quy hoạch quận Thốt Nốt

Quận Thốt Nốt là 1 trong 5 phân khu thuộc quy hoạch đô thị ở thành phố Cần Thơ. Với vị trí nằm ở Phía Bắc và cách trung tâm TP Cần Thơ khoảng 42km. Diện tích toàn quận là 11.780,74 ha bao gồm 01  thị trấn Thốt Nốt và 6 xã: Thới Thuận, Trung Nhứt, Trung Kiên, Thuận Hưng, Tân Hưng, Tân Lộc.
Về vị trí địa lý quận Thốt Nốt tiếp giáp với các khu vực như sau:
  • Phía Bắc: Giáp thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
  • Phía Nam: Giáp quận Ô Môn và huyện Cờ Đỏ
  • Phía Tây: Giáp huyện Vĩnh Thạnh
  • Phía Đông: Giáp các huyện Lấp Vò, Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.
Theo thông tin quy hoạch quận Thốt Nốt Cần Thơ đến năm 2030 tầm nhìn 2050 sẽ phát triển với định hướng, tính chất là:
  • Khu đô thị của TP Cần Thơ;
  • Trung tâm công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản và công nghiệp phụ trợ; trung tâm kho vận cấp vùng;
  • Trung tâm thương mại-dịch vụ của thành phố và cấp vùng;
  • Trung tâm du lịch sinh thái cảnh quan trên sông Hậu, các khu ở tập trung và ở sinh thái…
Đồng thời, đây cũng là địa phương có các đường giao thông quan trọng đối nội và đối ngoại như: quy hoạch đường quốc lộ 91, 80 và quy hoạch đường tỉnh lộ 921 phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
Bản đồ quy hoạch quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ
Bản đồ quy hoạch quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ (Nguồn: cantho.gov)
Thông tin, bản đồ quy hoạch huyện Phong Điền
Phong Điều là một huyện nằm ở phía  của thành phố Cần Thơ với diện tích tự nhiên 11.948,24 chia thành 7 đơn vị hành chính cấp xã là: thị trấn Phong Điền (huyện lỵ) và 6 xã: Giai Xuân, Mỹ Khánh, Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Tân Thới, Trường Long. Vị trí địa lý tiếp giáp với nhiều địa phương bao gồm:
  • Phía đông giáp quận Ninh Kiều và quận Cái Răng
  • Phía tây giáp huyện Thới Lai
  • Phía nam giáp huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
  • Phía bắc giáp quận Bình Thủy và quận Ô Môn.
Hiện nay dự án quy hoạch Phong Điền Cần Thơ đã được phê duyệt nhiệm vụ đến năm 2030 và tầm nhìn tới năm 2050. Hiện tại đang tiếp tục hoàn thiện đồ án quy hoạch chi tiết huyện Phong Điền nhằm mục tiêu đồng bộ quy hoạch và xây dựng phát triển thành phố Cần Thơ.
Theo kế hoạch quy hoạch huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ tại Quyết định số 363/QĐ-UBND TP Cần Thơ về việc phê duyệt Đề cương lập Quy hoạch chung đô thị Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Cụ thể mục tiêu quy hoạch xây dựng chung huyện Phong Điền sẽ phát triển thành:
  • Khu đô thị sinh thái, văn minh, hiện đại, khai thác, phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế phát triển, gắn kết toàn khu đô thị trung tâm của thành phố Cần Thơ.
  • Trung tâm du lịch văn hóa - sinh thái, trung tâm bảo tồn cảnh quan vườn cây ăn trái;
  • Trong đó tập trung thực hiện quy hoạch thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền Là trung tâm hành chính, chính trị cấp quận trong tương lai;
Bản đồ quy hoạch thị trấn trong quy hoạch chung huyện Phong Điền Cần Thơ
Bản đồ quy hoạch thị trấn trong quy hoạch chung huyện Phong Điền Cần Thơ

Thông tin, bản đồ quy hoạch huyện Cờ Đỏ

Huyện Cờ Đỏ là một huyện ngoại thành của thành phố Cần Thơ và được thành lập năm 2004 trên một phần đất huyện Ô Môn. Đến năm 2008 thì thay đổi địa giới hành chính bao gồm một phần đất đai của huyện Cờ Đỏ cũ, cộng thêm một phần đất đai của huyện Vĩnh Thạnh và Thốt Nốt. Hiện nay vị trí địa lý huyện Cờ Đỏ tiếp giáp ranh giới đó là:
  • Phía Tây: Giáp huyện Vĩnh Thạnh và tỉnh Kiên Giang
  • Phía Nam: Giáp huyện Thới Lai
  • Phía Bắc: Giáp quận Thốt Nốt, huyện Vĩnh Thạnh.
  • Phía Đông: Giáp các quận Thốt Nốt, Ô Môn
Về quy hoạch huyện Cờ Đỏ nổi bật với trọng tâm là: Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Cờ Đỏ đến năm 2020 tầm nhìn 2030 theo Quyết định số 2606 /QĐ-UBND TP Cần Thơ.
Theo quy hoạch thị trấn Cờ Đỏ huyện Cờ Đỏ được phát triển theo tính chất, chức năng đô thị trở thành: Trung tâm hành chính – chính trị, trung tâm kinh tế - văn hóa, khoa học kỹ thuật của huyện Cờ Đỏ và của vùng phía Tây TP Cần Thơ.
Đồng thời, các chỉ tiêu đất xây dựng đô thị tính toán phù hợp với tiêu chuẩn đô thị loại 4.
Bản đồ Quy hoạch chi tiết thị trấn Cờ Đỏ - Quy hoạch huyện Cờ Đỏ, Cần Thơ
Bản đồ Quy hoạch chi tiết thị trấn Cờ Đỏ - Quy hoạch huyện Cờ Đỏ, Cần Thơ

Thông tin, bản đồ quy hoạch huyện Vĩnh Thạnh

Vĩnh Thạnh là một huyện ngoại thành nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Cần Thơ với vị trí địa lý:
  • Phía Đông giáp quận Thốt Nốt và huyện Cờ Đỏ.
  • Phía Tây giáp tỉnh An Giang.
  • Phía Nam giáp tỉnh Kiên Giang.
  • Phía Bắc giáp quận Thốt Nốt và tỉnh An Giang.
Hiện nay, diện tích toàn huyện là 29.759,06 ha diện tích tự nhiên, phân chia thành 11 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 09 xã là: Vĩnh Trinh, Vĩnh Bình, Thạnh Mỹ, Thạnh Quới, Thạnh An, Thạnh Tiến, Thạnh Thắng, Thạnh Lợi, Thạnh Lộc và 02 thị trấn Vĩnh Thạnh, Thạnh An. Trong đó, huyện Vĩnh Thạnh tập trung nhiệm vụ quy hoạch 2 thị trấn là Vĩnh Thạnh và Thạnh An.
Bản đồ quy hoạch thị trấn Vĩnh Thạnh huyện Vĩnh Thạnh Cần Thơ
Bản đồ quy hoạch thị trấn Vĩnh Thạnh huyện Vĩnh Thạnh Cần Thơ
Bản đồ quy hoạch thị trấn Thạnh An huyện Vĩnh Thạnh Cần Thơ
Bản đồ quy hoạch thị trấn Thạnh An huyện Vĩnh Thạnh Cần Thơ
Hiện nay, tại địa phận huyện có nhiều quy hoạch các khu dân cư, sinh thái lớn đã được phê duyệt như:
- Khu Dân Cư Và Trung Tâm Thương Mại Huyện Vĩnh Thạnh
- Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh.

Thông tin, bản đồ quy hoạch huyện Thới Lai

Huyện Thới Lai là một ngoài thành của TP Cần Thơ với diện tích tự nhiên 25.566,3 ha, phân chia thành 13 đơn vị hành chính. Trong đó có 1 thị trấn Thới Lai và 12 đơn vị hành chính trực thuộc 12 xã: Thới Thạnh, Tân Thạnh, Định Môn, Trường Thành, Trường Xuân, Trường Xuân A, Trường Xuân B, Trường Thắng, Xuân Thắng, Thới Tân, Đông Bình, Đông Thuận và thị trấn Thới Lai.
Quy hoạch huyện Thới Lai thành phố Cần Thơ có vị trí địa lý tiếp giáp với các đơn vị hành chính lân cận khác là:
  • Phía Đông: Giáp huyện Phong Điền, quận Ô Môn
  • Phía Tây: Giáp huyện Cờ Đỏ, và tỉnh Kiên Giang
  • Phía Nam: Giáp huyện Phong Điền tỉnh Cần Thơ và các tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang
  • Phía Bắc: Giáp huyện Cờ Đỏ, quận Ô Môn.
Bản đồ huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ theo đơn vị hành chính
Bản đồ huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ theo đơn vị hành chính
Về quy hoạch hiện nay đang tập trung đầu tư vào các dự án Quy hoạch chung thị trấn Thới Lai, huyện Thới Lai đến năm 2030 như:
- Quy hoạch xây dựng khu đô thị mới huyện Thới Lai nằm kề trung tâm hành chính mới của huyện. Dự án khu đô thị mới Thới Lai có quy mô 9,81ha với nhiều hạng mục công trình: dịch vụ hợp khối đa chức năng (công trình hỗn hợp thương mại, dịch vụ; công trình ngân hàng.
- Quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 bến xe tại khu Đô thị mới Nam sông Cần Thơ.

Thông tin, bản đồ quy hoạch giao thông Cần Thơ

Theo quy hoạch giao thông thành phố Cần sơ sẽ thực hiện đầy đủ quy hoạch hệ thống các tuyến đường giao thông đối nội và đối ngoại kể cả đường bộ, sắt, hàng không, đường thủy. Cụ thể hiện nay là quy hoạch điều chỉnh giao thông thành phố Cần Thơ đến năm 2030 tầm nhìn năm 2050.

Quy hoạch giao thông đường bộ thành phố Cần Thơ

Xây dựng, hoàn thiện hệ thống đường cao tốc: quy hoạch cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ
Theo quyết định, về giao thông, sẽ xây dựng, hoàn thiện hệ thống đường cao tốc, gồm:
  • Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ;
  • Tuyến Châu Đốc - Cần Thơ-Sóc Trăng;
  • Tuyến Cần Thơ-Cà Mau;
  • Tuyến đường Hồ Chí Minh (đoạn đi qua thành phố Cần Thơ từ cầu mới qua sông Hậu).
  • Cải tạo, nâng cấp các tuyến Quốc lộ: 1A, 80, 91B, Nam sông Hậu;
  • Xây dựng mới cầu qua sông Hậu tại quận Thốt Nốt.
  • Định hướng dài hạn, xây dựng mới cầu qua sông Hậu tại quận Ô Môn.
Xem, tra cứu bản đồ quy hoach giao thông thành phố Cần Thơ đến năm 2020
Xem bản đồ, sơ đồ quy hoach giao thông thành phố Cần Thơ đến năm 2020

Quy hoạch giao thông đường sắt

Xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ và có các tuyến rẽ đi Long Xuyên và Cà Mau.

Quy hoạch giao thông đường thủy Cần Thơ

Theo Quyết định số 2047/QĐ-UBND thành phố Cần Thơ Phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng, bến thủy nội địa thành phố Cần Thơ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 sẽ phát triển với mục tiêu tổng quát như sau:
  • Hệ thống cảng biển, bến cảng thủy nội địa phù hợp với các quy hoạch do Bộ Giao thông vận tải phê duyệt;
  • Quy hoạch phát triển hệ thống bến thủy nội địa  đảm bảo tính kết nối giữa các phương thức đường bộ, đường thủy nội địa và đường biển;
  • Xây dựng và phát triển hệ thống bến thủy nội địa đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa giai đoạn đến năm 2020 và đến năm 2030 và đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu - nước biển dâng;
  • Phân loại và nâng cấp theo quy hoạch hoặc xóa bỏ hệ thống bến thủy nội địa vi phạm vùng cấm xây dựng và không đáp ứng điều kiện hoạt động của bến;

Quy hoạch sân bay Cần Thơ

Quy hoạch cảng hàng không Cần Thơ sẽ hình thành 3 khu dịch vụ dịch vụ công cộng mới tại khu vực Sân bay quốc tế Cần Thơ, trục đường Nguyễn Văn Cừ và trục đường Võ Văn Kiệt.

Thông tin, bản đồ quy hoạch các khu đô thị Cần Thơ

Ngoài các dự án khu đô thị Cần Thơ đã và đang xây dựng trước đây thì hiện tại có các dự án quy hoạch khu đô thị thành phố Cần Thơ đã được phê duyệt triển khai trong năm 2019 nổi bật.
Hiện tại, quy hoạch khu đô thị Cần Thơ mới và khu tái định cư đang được triển khai và liên tục bổ sung các dự án vào danh mục đầu tư xây dựng khu đô thị mới, khu tái định cư giai đoạn 2019 - 2025 và sẽ khởi công trong năm 2019.
Bản đồ quy hoạch khu đô thị và tái định cư tại Cần Thơ
Bản đồ quy hoạch khu đô thị và tái định cư tại Cần Thơ

Quy hoạch khu đô thị mới Nam Cần Thơ

Dự án khu đô thị mới Nam Cần Thơ (Riverine Can Tho City) thuộc địa phận quy hoạch quận Cái Răng: quy mô dự án gần 100 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 2.655 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành năm 2024 với mô hình khu dân cư cao cấp, tổ hợp văn phòng, thương mại và nghỉ dưỡng, giải trí tiêu chuẩn quốc tế.
Khu đô thị mới Nam Cần Thơ được xem có quy mô rộng nhất Việt Nam và loại bỏ đi các khu vực. Đây là cũng là dự án thuộc quy hoạch trung tâm hành chính thành phố Cần Thơ mới. Trong đó quy hoạch xóm Chài Cần Thơ (phường Hưng Phú) nằm một vị trí đắc địa của Khu đô thị Nam Cần Thơ sẽ là một trong những khu phố thương mại, dịch vụ và tài chính ngân hàng của TP Cần Thơ trong tương lai. Đây là cũng là dự án thuộc quy hoạch trung tâm hành chính thành phố Cần Thơ mới.
Xem bản đồ quy hoạch khu đô thị Nam Cần Thơ quận Cái Răng
Xem bản đồ quy hoạch khu đô thị Nam Cần Thơ quận Cái Răng
Quy hoạch khu đô thị Hải Đăng
Quy hoạch khu đô thị Hải Đăng năm tại Khu đô thị mới (Khu 2) - Lô số 10 thuộc địa phận quy hoạch quận Cái Răng: vốn đầu tư 4400 tỷ đồng trên diện tích quy hoạch 54ha. Thời gian khởi công 2019 và dự kiến hoàn thành năm 2025.

Quy hoạch khu đô thị mới (Khu 1 - Lô 6C) - Cái Răng

Đây là dự án khu đô thị mới Cần Thơ thuộc địa phận quy hoạch quận Cái Răng: quy mô dự án 27ha với vốn đầu tư 955 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành năm 2023.

Quy hoạch dự án khu đô thị mới An Bình 1 - quận Ninh Kiều

Quy hoạch khu đô thị An Bình Riverside Cần Thơ là dự án thuộc bản đồ quy hoạch phường An Bình, quận Ninh Kiều, Cần Thơ, cụ thể là Quy hoạch hai bên đường Võ Văn Kiệt Cần Thơ với quy mô 58ha và vốn đầu tư 4169 tỷ động dự kiến hoàn thành và khai thác sử dụng 2021.
Sơ đồ dự án quy hoạch khu đô thị An Bình 1 quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ
Sơ đồ dự án quy hoạch khu đô thị An Bình 1 quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ

Quy hoạch khu dân cư An Bình - quận Thủy Bình

Dự án quy hoạch khu đô thị mới An Bình khu 9 cũng nằm trong quy hoạch hai bên đường Võ Văn Kiệt Cần Thơ. Theo bản đồ quy hoạch đường võ văn kiệt Cần Thơ nằm ở 2 quận Ninh Kiều Và Bình Thủy nên quy hoạch khu dân cư phường An Bình nằm ở 2 quận chạy dọc theo tuyến đường Võ Văn Kiệt.
Quy hoạch 2 bên đường Võ Văn Kiệt Cần Thơ hay quy hoạch khu dân cư An Bình (Khu 9) phường An Bình, Quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ với quy mô 30ha, vốn đầu tư 465 ty đồng và dự kiến hoàn thành khai thác sử dụng trong năm 2023.
Quy hoạch khu đô thị mới 2 bên đường Võ Văn Kiệt phường An Bình với quy mô sử dụng đất khoảng 58 ha, tổng vốn đầu tư 4.160 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành và đưa vào hoạt động trong năm 2021.
- Phía Đông Bắc: giáp đất quốc phòng quân khu 9, khu dân cư Bình Thuỷ, khu hành chính Bình Thuỷ, rạch Bà Bộ, một số rạch tự nhiên và các khu dân cư thuộc quận Ninh Kiều,  Bình Thuỷ;
- Phía Đông Nam giáp đường Nguyễn Văn  Cừ;
- Phía Tây Bắc giáp Sân Bay Cần Thơ;
- Phía Tây Nam giáp rạch Ngỗng, rạch Bà Bộ, khu tái định cư đường Võ Văn Kiệt, khu tái định cư phường Long Hoà, rạch Cam, một số rạch tự nhiên và các khu dân cư thuộc quận Ninh Kiều,  Bình Thuỷ;
Bản đồ quy hoạch phân khu quận Bình Thủy dọc 2 bên đường Võ Văn Kiệt, TP Cần Thơ
Bản đồ quy hoạch phân khu quận Bình Thủy dọc 2 bên đường Võ Văn Kiệt, TP Cần Thơ

Thông tin, bản đồ quy hoạch khu công nghiệp Cần Thơ

Theo quy hoạch khu công nghiệp Cần Thơ sẽ thực hiện đẩy nhanh quy hoạch và triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật để thu hút các dự án đầu tư vào khu công nghiệp chủ chốt quận Cái Răng, Thốt Nốt và Ô Môn.
Trong đó, quy hoạch khu công nghiệp Thốt Nốt đảm bảo phù hợp với quy hoạch đường Hồ Chí Minh tại Cần Thơ theo mô hình kết hợp KCN và Đô thị dựa trên trục giao thông đường thủy, đường bộ.
Quy hoạch và triển khai thực hiện khu công nghệ thông tin để tập trung nghiên cứu, phát triển, sản xuất kinh doanh và đào tạo nguồn nhân lực về công nghiệp công nghệ thông tin.
Hiện nay, theo quy hoạch khu công nghiệp thành phố Cần Thơ có 8 KCN đó là:
  1. KCN Thốt Nốt - Quận Thốt Nốt
  2. KCN Trà Nóc 1 - Quận Bình Thủy
  3. KCN Trà Nóc 2 - Quận Bình Thủy
  4. KCN Hưng Phú 1 - Quận Cái Răng
  5. KCN BMC - Hưng Phú 2A - Quận Cái Răng
  6. KCN Hưng Phú 2B - Quận Cái Răng
  7. KCN Ô Môn - Quận Ô Môn
  8. KCN Bắc Ô Môn - Quận Ô Môn

Quy hoạch các dự án tại Cần Thơ ưu tiên, theo vùng, chức năng

Các dự án quy hoạch tại Cần Thơ ưu tiên

Các dự án quy hoạch hạ tầng kỹ thuật Cần Thơ
- Xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Cần Thơ, đường cao tốc Sóc Trăng - Cần Thơ - Châu Đốc.
- Thực hiện nâng cấp, mở rộng hệ thống đường thuộc quy hoạch đường quốc lộ 91, 91B, 80, Nam sông Hậu. Hình thành trục xương sống đô thị giữa Khu vực đô thị truyền thống của Cần Thơ với Ô Môn trên cơ sở tuyến quốc lộ 91 và quốc lộ 91B.
- Xây dựng và nâng cấp hệ thống đường đối nội (cấp tỉnh lộ)
- Nâng cấp, mở rộng hệ thống cảng, kho vận, trung tâm phân phối cấp vùng.
- Xây dựng cầu sông Hậu, hệ thống cầu qua sông Cần Thơ (quy hoạch cầu Quang Trung Cầu Thơ...), cầu qua cù lao, cồn trên sông Hậu.
- Nâng cấp hệ thống giao thông thủy phục vụ cho phát triển thành phố.
- Phát triển hệ thống cấp nước sạch và các nhà máy cấp nước (Cần Thơ 2, Ô Môn 2, Thốt Nốt,...); hệ thống thu gom và xử lý nước thải (nhà máy xử lý nước thải Cần Thơ giai đoạn 2, Thốt Nốt,...), các khu xử lý chất thải rắn.
- Xây dựng mới và cải tạo các tuyến điện 22, 110, 220, 500kV và các trạm biến thế phục vụ cho thành phố Cần Thơ và các tỉnh lân cận.
- Xây dựng hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông, kiểm soát tần số.
- Xây dựng các nghĩa trang theo quy hoạch.
Các dự án quy hoạch xã hội ở Cần Thơ
- Tập trung đầu tư xây dựng các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa cấp thành phố và cấp vùng (quy hoạch bệnh viện nhi đồng, ung bướu, lao và bệnh phổi,...).
- Các công trình đào tạo và nghiên cứu (quy hoạch làng đại học Cần Thơ, các trường dạy nghề, các viện nghiên cứu).
- Thực hiện quy hoạch chợ Cần Thơ với các công trình thương mại dịch vụ đầu mối (chợ đầu mối thủy sản, hệ thống trung tâm phân phối cấp vùng như; quy hoạch chợ an nghiệp, Tân An Cần Thơ...).
- Hình thành tuyến công viên Cần Thơ là không gian công cộng mới của thành phố và nhằm ngăn chặn việc đô thị hóa tại các khu vực không phù hợp.
- Quy hoạch du lịch Cần Thơ với các khu sinh thái như cồn Âu, cồn Sơn, cù lao Tân Lộc, vườn cây ăn trái Phong Điền.
- Chương trình phát triển nhà ở và hạ tầng xã hội, nâng cấp đô thị, kiểm sát bảo vệ cảnh quan môi trường, nguồn nước, đầu tư phát triển du lịch cảnh quan, sinh thái, văn hóa, lịch sử...

Các dự án quy hoạch khu chức năng ở thành phố Cần Thơ

- Cải tạo bệnh viện nhi đồng Cần Thơ
- Học viện phật giáo Nam tông Khmer
- Quy hoạch Đền thờ các vua Hùng tại TP.Cần Thơ
- Bản đồ vị trí quy hoạch đền hùng Cần Thơ
- Trung tâm kỹ thuật và ứng dụng công nghệ ĐBSCL 
- Quy hoạch trường đua Cần Thơ
- Quy hoạch Làng đại học Cần thơ

Các dự án quy hoạch vùng ở thành phố Cần Thơ

- Quy hoạch khu 923 Cần Thơ
- Quy hoạch khu hành chính Cần Thơ
- Quy hoạch khu dân cư 3a Cần Thơ
- Quy hoạch khu tái định cư Thới Nhựt
- Quy hoạch Cồn Khương Cần Thơ
- Bản đồ Quy hoạch khu dân cư 91B, 91C Cần Thơ
Việc tìm hiểu rõ thông tin quy hoạch sử dụng đất giúp người dân có thể bảo vệ quyền lợi, sử dụng đất hiệu quả và tham gia giao dịch mua bán chuyển nhượng an toàn. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin Quy hoạch treo là gì để hiểu rõ được vai trò của việc tìm hiểu quy hoạch đất đai.
Trên đây là toàn bộ các thông tin quy hoạch chung tổng thể thành phố Cần Thơ và quy hoạch các quận huyện tại Cần Thơ chi tiết, quy hoạch vùng, quy hoạch phân khu đô thị, chức năng… Hy vọng những chia sẻ thông tin, bản đồ quy hoạch Cần Thơ ở trên sẽ hữu ích trong việc lựa chọn phương án sử dụng đất và đảm bảo an toàn, sinh lợi trong các giao dịch nhà đất.