Dự án NAM LONG TAT - Bàu Bàng

Một trong những dự án hot nhất tại Bình Dương

FB: VĂN THẢO

https://www.facebook.com/profile.php?id=100005285357722

Tuyển dụng nhân viên kinh doanh Bất Động Sản

Mức lương cực kì hấp dẫn

Thông tin về pháp lý, đầu tư

Truy cập trang thường xuyên để biết được nhiều tin mới nhất

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2019

Đường Mỹ Phước - Tân Vạn: Tạo thêm động lực cho Bình Dương phát triển .

 Được kỳ vọng như một đại lộ Bình Dương thứ hai của giai đoạn phát triển mới, đường Mỹ Phước - Tân Vạn cùng lúc đảm nhận các nhiệm vụ: Giao thông đối nội và đối ngoại, kết nối xuyên suốt giữa các khu công nghiệp trong tỉnh hòa vào hệ thống giao thông của vùng, đưa hàng hóa đến các cảng biển, sân bay quốc tế với cự ly ngắn nhất; đồng thời cũng là trục giao thông Bắc - Nam nối khu vực Tây nguyên với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Con đường này còn có tác dụng kích hoạt các đô thị vệ tinh trong chùm đô thị của tỉnh phát triển theo định hướng văn minh, hiện đại
 Đón đầu quy hoạch
Bám sát và đón đầu quy hoạch chung về giao thông của vùng đã được Chính phủ phê duyệt, tỉnh Bình Dương tiếp tục đầu tư kéo dài đường Mỹ Phước - Tân Vạn thêm 10,9km về hướng Bàu Bàng, chiều rộng mặt đường 61m. Công trình này là điểm nhấn kiến trúc trong phát triển công nghiệp - đô thị của hai địa phương TX.Bến Cát và huyện Bàu Bàng, tạo thành chuỗi giao thông liên kết các khu công nghiệp, đô thị từ phía bắc đến phía nam của tỉnh. Đồng thời, tuyến đường mới mở ra hướng kết nối giao thông đối ngoại liên vùng từ biên giới Campuchia qua đường Hồ Chí Minh về Chơn Thành (Bình Phước) đến Bình Dương ra các cảng nước sâu ở TP.Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, sân bay quốc tế Long Thành trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Hữu Chí, Bí thư Huyện ủy Bàu Bàng cho biết, tuyến đường mới Mỹ Phước - Bàu Bàng, còn được gọi là đường Mỹ Phước - Tân Vạn nối dài, là mơ ước từ lâu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện nhà. Tới đây, các khu công nghiệp ở Bình Phước đi vào hoạt động, lưu lượng xe qua lại sẽ rất lớn, trong khi hiện nay trên tuyến quốc lộ 13, một số nơi đã xuất hiện tình trạng quá tải, kẹt xe cục bộ. Cho nên, sự ra đời của tuyến đường này góp phần vào việc phân luồng giao thông, giảm áp lực lên một số trục giao thông chính trong tỉnh.
Ngoài ý nghĩa tạo lực cho hai địa phương TX.Bến Cát và huyện Bàu Bàng phát triển, thu hút đầu tư, tuyến đường Mỹ Phước - Bàu Bàng hoàn thành còn rút ngắn 30% cự ly so với hành trình cũ, góp phần tiết kiệm cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư về thời gian lẫn tiền bạc. Công trình này vừa mang tính đột phá, vừa là bước đón đầu chiến lược trong phát triển hạ tầng giao thông và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.
Hiện tại, khu vực Tân Vạn (TX.Dĩ An) đang có các dự án phát triển cảng trung chuyển container (ICD) kết nối thuận lợi với các cảng lớn của TP.Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngoài ra, khu vực Dĩ An còn được quy hoạch ga đường sắt, Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, Bến xe Miền Đông mới…; đây là những trung tâm quan trọng để đón, trả khách từ hệ thống metro số 1 TP.Hồ Chí Minh về Bình Dương.
Khi các dự án được triển khai theo quy hoạch, Tân Vạn sẽ trở thành đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh Bình Dương để đi các cảng biển, cảng container và sân bay quốc tế mới Long Thành và cũng là đầu mối trung chuyển hành khách quan trọng từ khu vực Tây nguyên, Bình Dương về TP.Hồ Chí Minh và ngược lại. Có thể nói, đường Mỹ Phước - Tân Vạn chính là đòn bẩy chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Bình Dương trong thời kỳ mới. Ông Sakai Yoichiro, Giám đốc điều hành Tập đoàn Tokyu tại Việt Nam, thành viên đoàn khảo sát của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cho rằng, tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn hoàn thành đưa vào sử dụng góp phần nâng cao chất lượng phát triển, đưa Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp lớn của cả nước.
Tạo lực cho phát triển
Theo kế hoạch, tuyến xe buýt nhanh đô thị từ ga Suối Tiên về Thành phố mới Bình Dương sẽ bắt đầu khởi động khi tuyến đường sắt Bến Thành - Suối Tiên đi vào hoạt động. Từ đó tạo đà phát triển tiếp dự án đường sắt đô thị, góp phần thực hiện nhiệm vụ chiến lược giảm phương tiện cá nhân tại các đô thị nhờ hệ thống giao thông công cộng hiện đại. Với những điều kiện thuận lợi và sự liên hoàn giữa các dự án, đường Mỹ Phước - Tân Vạn được giữ vai trò tạo lực để đưa Bình Dương trở thành đô thị hiện đại trong thời gian tới. Hiện nay, dọc theo đường Mỹ Phước - Tân Vạn đã hình thành nhiều dự án, khu dân cư, chung cư cao cấp, phù hợp với chiến lược thu hút đầu tư mới của tỉnh Bình Dương.
Với cự ly ngắn nhưng chạy xuyên suốt từ đầu đến cuối tỉnh, đi qua nhiều khu công nghiệp, đô thị, lại không mất phí đường bộ, nên chỉ sau thời gian ngắn đưa vào hoạt động, một số đoạn của đường Mỹ Phước - Tân Vạn đã trở nên quá tải vì lượng xe lưu thông tăng cao so với dự kiến ban đầu.
Giám đốc một công ty may mặc, ở đường Mỹ Phước - Tân Vạn chia sẻ: “Nhà tôi ở TP.Hồ Chí Minh nhưng lại làm việc ở Bình Dương, mỗi ngày tôi đều đi lại trên đường Mỹ Phước - Tân Vạn. Dù có tiêu chuẩn được đưa rước bằng ô tô nhưng tôi vẫn thường đi xe máy cá nhân để tránh kẹt xe. Trước đây, tuyến đường này chỉ kẹt xe vào giờ cao điểm, bây giờ nhiều giờ trong ngày đã có thể xảy ra kẹt xe; chỉ cần 1 xe tải ra vào công ty, khi quay đầu là có thể tạo ra kẹt xe cục bộ vì lượng xe lưu thông trên đường quá đông. Tuy vậy, các tài xế xe tải, xe container cư xử với nhau rất hòa nhã, văn minh, thường nhường nhau khi nhận được tín hiệu xin đường… nên tình trạng kẹt xe ở đây sớm được giải quyết”.
Chỉ ra nguyên nhân lượng xe đi qua đường Mỹ Phước - Tân Vạn tăng nhanh, anh Hồ Phước Lợi, có trên 10 năm lái xe container cho Công ty Cổ phần Vận tải Hàn Việt nói, đường Mỹ Phước - Tân Vạn đi vào hoạt động đã tạo rất nhiều thuận lợi cho hoạt động vận tải, lưu thông của các doanh nghiệp, người dân, vì tuyến đường đã rút ngắn thời gian vận chuyển, giảm chi phí cho doanh nghiệp; đặc biệt suốt tuyến không có trạm thu phí. Nếu như trước đây, xe container đi về cảng Cát Lái (TP.Hồ Chí Minh) hay các cảng nước sâu ở Bà Rịa - Vũng Tàu phải về Sóng Thần theo đường ĐT743 để ra quốc lộ 1A thì hiện nay, các tài xế chỉ đi thẳng hướng Mỹ Phước - Tân Vạn, thuận tiện cho cả hướng TP.Hồ Chí Minh và Vũng Tàu. Đối với xe tải từ Tây nguyên về cảng cũng chọn đi tuyến đường này, vì giảm được rất nhiều chi phí.

 Ông Trần Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Đường Mỹ Phước - Tân Vạn là tuyến đường chiến lược của tỉnh
Trong cả nước, chưa có tỉnh nào xây dựng được tuyến đường tỉnh thuận lợi, thông suốt từ đầu cho đến cuối tỉnh, chạy qua các thành phố, khu công nghiệp quan trọng như đường Mỹ Phước - Tân Vạn. Tuyến đường này vừa góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư vừa tạo động lực cho tỉnh phát triển các đô thị mà tuyến đường đi qua.
 Ông Cao Lại Quang, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng: Bình Dương có tầm nhìn chiến lược trong quy hoạch và phát triển đô thị
Hầu hết các đô thị tại Việt Nam hiện nay đang gặp phải khó khăn là hạ tầng không đồng bộ do quy hoạch thiếu tập trung. Xuất phát là tỉnh nghèo nhưng lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã biết nhìn xa trong chiến lược quy hoạch và phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, tránh được những bất cập mà các đô thị khác mắc phải để hình thành bộ khung hạ tầng đồng bộ, vững chắc phục vụ cho chiến lược phát triển lâu dài và bền vững.

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2019

Đầu tư bất động sản: Phải chọn vị trí kiểu Donald Trump

Một trong những điểm cần lưu ý khi đầu tư bất động sản là vị trí. Tuy nhiên, theo quan điểm của Donald J. Trump tầm quan trọng của yếu tố này chưa hẳn mang tính quyết định đến thành bại của cuộc đầu tư. Sở dĩ ông thành công vang dội trong giới cũng bởi triết lý kinh doanh thông minh và tầm nhìn mang tính chiến lược.
Vị trí tốt có thực sự quyết định tất cả?
Trong khi nhiều người trong giới đầu tư bất động sản vẫn thường truyền tai nhau câu châm ngôn “ vị trí, vị trí, vị trí” thì Trump lại đưa ra quan điểm trái ngược hoàn toàn với sự tôn sùng yếu tố địa thế mà các nhà đầu tư khác vẫn nhắm đến. Ông cho rằng vị trí tốt chưa phải là yếu tố cốt lõi quyết định sự thành công của dự án mà nó chỉ là bước khởi đầu của một thương vụ làm ăn tốt. Bằng chứng cho thấy nhiều nhà đầu tư nắm trong tay vị trí vô cùng trọng yếu nhưng lại để vuột mất cả gia tài.
Triết lý mà nhà tài phiệt đưa ra trong cuốn “Donald Trump Chiến Lược Đầu Tư Bất Động Sản”chính là “Cải thiện bất kể một vị trí nào”. Ông coi trọng khả năng sáng tạo và việc sự vận dụng đầu óc một cách linh hoạt để thay đổi cách thức sử dụng vị trí như phân chia lại khu vực bất động sản, thay đổi cách sử dụng hoặc cải tiến bất động sản theo một cách nào đó mà có thể gia tăng được ấn tượng trong mắt những người nhìn thấy nó.
Đơn cử cho triết lý này là Tòa tháp Thế giới Trump tại khu Trung Tâm Liên Hiệp Quốc. Tòa tháp nguyên bản là tòa nhà hai tầng của một nhóm kỹ sư nằm ngang trên con phố đối diện khu Liên Hiệp Quốc tại New York. Khi Trump phát hiện ra tòa nhà này vào năm 1997 ông đã ngỏ ý mua lại và nhóm kỹ sư trên đã nhanh chóng đồng ý bởi giá đất bấy giờ khá cao, họ sẽ có cơ hội tìm kiếm địa điểm lý tưởng hơn cho khu văn phòng mới. Tòa nhà được đánh giá nằm tại khu vực hoàn thiện sở hữu góc nhìn chéo sang phía trụ sở Liên Hiệp Quốc và Sông Đông.
Tuy nhiên, quy định về phân vùng ảnh hưởng lúc bấy giờ không cho phép quy mô xây dựng trên bất động sản với tỉ lệ 10:1. Đồng nghĩa với việc, diện tích khu đất là 37.000 feet vuông, Trump sẽ không được xây tòa nhà mới có diện tích 370.000 feet vuông. Ông cảm thấy cần phải làm một điều gì đó thật khác đối với khu đất đắt đỏ này cũng như tận dụng được không gian của nó. Thật ngẫu nhiên, Trump phát hiện ra quy định cho phép chuyển đổi “quyền sở hữu không gian” không sử dụng của mảnh đất liền kề trên cùng một khu. Theo đó, việc ông phải làm là mua lại tòa nhà từ nhóm kỹ sư và thuyết phục chủ sở hữu các khu bất động sản lân cận bán lại cho mình không gian thừa mà họ không sử dụng. Bằng việc mua lại không gian thừa từ 7 khu đất lân cận, Trump đã đệ đơn xin phép xây dựng khu nhà với diện tích móng 677.000 feet vuông với 376 căn hộ chung cư. Đây được xem là tòa nhà cao nhất New York lúc bấy giờ.
Sẵn sàng trả mức giá cao cho một vị trí quan trọng
Nhà đầu tư bất động sản khôn ngoan là người sẵn sàng trả giá cao cho một vị trí trọng yếu. Bài học từ tòa tháp Trump cho thấy sự quyết đoán của Donald Trump khi chấp nhận mức giá khá chát mà nhóm kỹ sư đưa ra chỉ để mua lại một tòa nhà hai tầng cũ kỹ vì ông cam đoan có thể mua lại “quyền sở hữu không gian” từ những chủ sở hữu lân cận với mức giá phải chăng hơn. Tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu như những chủ sở hữu này biết được ý định của Trump? Mức giá chuyển đổi dĩ nhiên sẽ không đơn thuần như thế tuy nhiên nếu họ có tầm nhìn xa như vậy thì câu chuyện có lẽ đã được lái theo hướng khác.
Trump chỉ sẵn sàng trả giá cao cho một vị trí nào đó khi nhận thấy được tiềm năng gia tăng về mặt giá trị của nó thay vì giá rẻ. Do đó, ông luôn trung thành với quan điểm “ không có mức giá tốt cho một bất động sản không phù hợp”.
4 thứ Trump tìm kiếm cho một vị trí
Cảnh quan tuyệt vời, uy tín, tiềm năng phát triển, sự tiện lợi là 4 yếu tố mà những nhà đầu tư bất động sản cần xem xét theo quan điểm của Donald Trump.
Tòa nhà số 40 phố Wall, Tòa tháp Trump, Khách sạn và Tòa tháp Quốc tế Trump  và các tháp phía Tây nhìn xuống dòng song Hudson đều là những khu bất động sản có cảnh quan tuyệt đẹp. Những nhà đầu tư bất động sản có thể dừng sự sáng tạo của mình làm thay đổi cảnh quan xung quanh khu chung cư của mình hay cải tạo điểm nhìn ngay chính khu bất động sản của sao cho hiệu ứng mang lại phải thật mãn nhãn. Đối với một số tòa nhà của mình, Trump đã mạnh dạn mở rộng cửa sổ, thay đổi cấu trúc để cải thiện cảnh quan nhìn xuống công viên Trung tâm.
Trump thích tìm kiếm những vị trí có sự uy tín. Tòa tháp Trump nằm đối diện tòa nhà Liên Hiệp Quốc là địa chỉ vô cùng uy tín bởi ông biết rằng sẽ có nhiều chính phủ mua căn hộ cho những nhà ngoại giao cấp cao của họ tại đây để thuận tiện trong làm việc.

Đừng đầu tư bất động sản khi chưa nắm bắt xu hướng thị trường

Đầu tư bất động sản không phải là một ngành mới lạ trong giới kinh doanh. Rất nhiều người đã “sống tốt” nhờ các khoản tiền kiếm được nhờ ngành này. Tuy nhiên, nếu chưa am hiểu hoặc nắm bắt xu hướng thị trường thì đừng nên đầu tư, nếu không muốn “tiền mất tật mang”
Đầu tư bất động sản không dành cho tất cả mọi người
Sai lầm lớn nhất khiến nhiều người đang chôn tiền của mình tại những nơi quá xa trung tâ hay các tài sản chung cư, liền kề góp vốn đã dừng thi công hoặc chậm tiến độ, một số phân khúc bất động sản cao cấp.
Dù bạn muốn đầu tư vào bất động sản ở trung tâm hay ven đô, tổ cư, nhà phố, chung cư, liền kề hay biệt thự, điều đầu tiên bạn cần tìm hiểu là tính thanh khoản của chúng. Tính thanh khoản được hiểu nôm na là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt.
Cụ thể như ngay sau khi bạn đầu tư vào một miếng đất, câu hỏi đặt ra : “Ngay lúc này, tôi bán có người mua hay không”. Thậm chí cần tiền, bán rẻ hơn 1 chút, liệu có người quan tâm hay không? Câu trả lời có thể là không.
Mua vào rất dễ nhưng bán ra rất khó. Đặc biệt nếu bạn định vay tiền của ngân hàng, người quen để đầu tư vào nó thì phải tốn một khoảng thời gian rất lâu, vài tháng hoặc vài năm hoặc không biết đến bao giờ mới rút được tiền ra. Song, tài sản không bán được thì hàng tháng bạn vẫn phải chịu lãi vay của ngân hàng.
Việc đầu tư bất động không dành cho tất cả mọi người, chỉ khi nào bạn thực sự am hiểu nó, thấu đáo được xu hướng người tiêu dùng cần gì và muốn gì, lúc đó, việc đầu tư bất động sản mới dễ dàng đi được một phần.
Khi nhắc về bất động sản, thường có 2 nhu cầu cơ bản là tiêu dùng và đầu tư. Khi thị trường đóng băng, có thể nhu cầu đầu tư biến mất và chỉ còn nhu cầu tiêu dùng. Nhiều người mất tiền hoặc tồn vốn hàng tỷ đồng do mua bất động sản không hợp lý và không hợp nhu cầu, một số khác lại giá quá cao, không phù hợp với túi tiền nên khi thị trường đi xuống cũng mất luôn tính thanh khoản.
Vị trí và giá trị luôn đi liền kề 
Điều này muốn nói lên rằng vị trí của bất động sản sẽ mang trong mình yếu tố quyết định thành công cho việc đi tìm nguồn lợi nhuận từ đầu tư của bạn. Sở hữu những mảnh đất vị trí “vàng” hay có tiềm năng “hóa vàng” trong tương lai đều có nghĩa là bạn đang có bước tiến lớn và tích cực nâng cao giá trị bất động sản cho thuê.
Vị trí đắc địa đầu tiên phải thuộc khu vực có cấu trúc cơ sở hạ tầng cao cấp, giao thông thuận tiện, sầm uất. Vì là đầu tư dài hạn, nên để an toàn hơn, bạn có thể lựa chọn bất động sản khu vực sôi động như trung tâm thành phố, khu vực cho thuê tập trung. Ví dụ Phú Mỹ Hưng, Quận 2, Tân Bình…
Hơn hết, trong thành phố, nhu cầu là rất lớn, khả năng mua nhà luôn cao hơn thuê nhà, nhưng bạn cần chú tâm đến giá cả và thị hiếu người tiêu dùng. Họ cần gì và muốn gì khi bỏ một số tiền lớn mua một căn nhà. Nếu bất động sản định đầu tư là nhà phố hay khu biệt thự cao cấp, bạn cần quan tâm đến quy mô của khu dân cư hiện tại. Mật độ dân số khu vực càng cao, khả năng đầu tư càng tốt. Vị trí tốt quyết định sự thành công của bất động sản đang đầu tư.
Xem xét kỹ dòng tiền của bản thân
Nếu bạn đầu tư  bất động sản, có người mua hoặc thuê ngay thì nơi đó được xem là dòng tiền. Và ngược lại, nếu không ai để ý thì nơi đó không được gọi là dòng tiền. Có yếu tố lãi vốn được hiểu là tiềm năng tăng giá của bất động sản.
Ở những nơi đã phát triển quá mạnh, giá bất động sản thường giữ ở mức ổn định. Ở những nơi đang phát triển, bất động sản sẽ tiếp tục phát triển, yếu tố lãi vốn  được hưởng thì câu hỏi là bạn sẽ chọn bất động sản ở đâu? Sai lầm sẽ dẫn đến dòng tiền không sinh sôi mà yếu tố lãi cũng không được cao. Vì vậy, còn xem xét đến yếu tố lãi vốn và dòng tiền trước khi đầu tư bất động sản. bởi thị trường bất động sản luôn biến động từng phút từng giây.
Và chỉ đầu tư khi đã am hiểu
Hình ảnh có liên quan
Như mọi hình thức đầu tư bất động sản khác, đừng đầu tư vào những lĩnh vực mà bạn không am hiểu. Biết mình đang ở đâu, làm gì, chiến lược đặt ra như thế nào để an toàn nhưng vẫn hiệu quả. Nắm bắt xu hướng thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, nhận định đúng về những hiểu biết của mình để có những quyết định hợp lý.
Do vậy, đừng đầu tư bất động sản mà không nắm trong tay một sự hiểu biết nào về bất động sản, về thị trường bất động sản. Chỉ khi bạn thực sự tìm được chìa khóa cho chính ổ khóa của mình thì bạn đã là nhà đầu tư bất động sản tuyệt vời.

Bình Phước phát huy lợi thế, tạo lực thu hút đầu tư

BP - Phát triển cùng đất nước sau đổi mới, từ một tỉnh thuần nông, Bình Phước xác định chiến lược phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đến nay tỉnh đã có những chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân có nhiều khởi sắc. Phát huy lợi thế, tỉnh Bình Phước đang nỗ lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng nhanh và bền vững, gắn với bảo vệ môi trường.

“VÙNG ĐẤT ĐỎ” CHUYỂN MÌNH
Bình Phước trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, được tái lập vào ngày 1-1-1997, gồm các huyện phía Bắc của tỉnh Sông Bé trước đây. Khi mới tái lập, cơ sở hạ tầng của tỉnh còn rất nhiều khó khăn, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, giá nông sản lại không ổn định, sản xuất và đời sống của nhân dân, doanh nghiệp manh mún, lạc hậu. Trong bối cảnh đó, nhờ có sự quan tâm kịp thời của Chính phủ và sự giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương, sự hỗ trợ của tỉnh Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực phía Nam, cùng sự đoàn kết phấn đấu của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh, Bình Phước đã vượt qua khó khăn, thách thức, tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh để thu hút các nguồn lực đầu tư thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Quốc lộ 13 thông thoáng, rộng 6 làn xe kết nối Bình Dương, Bình Phước tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư - Ảnh: BL
Nhờ vậy, đến nay kinh tế của tỉnh Bình Phước có bước chuyển rõ nét. Trong lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh đã phát triển các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Một số loại cây hiện nay có diện tích và sản lượng đứng đầu cả nước, như: cây cao su có 237.000 ha, cây điều 134.300 ha, cây cà phê 17.000 ha, cây hồ tiêu 16.000 ha. Ngành chăn nuôi của tỉnh cũng phát triển nhanh chóng với số lượng lớn các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy mô tập trung, công nghiệp và sản xuất gắn kết với thị trường tiêu thụ.
Bên cạnh các dự án đầu tư sản xuất, tỉnh Bình Phước thu hút nhiều dự án đầu tư mang giá trị lịch sử, văn hóa tâm linh, như: Dự án Khu di tích quốc gia đặc biệt Căn cứ Bộ chỉ huy Miền Tà Thiết; dự án Khu quần thể cứu sinh Bà Rá; dự án Khu du lịch trảng cỏ Bù Lạch kết hợp phim trường sinh thái đang được đầu tư với quy mô lớn để đáp ứng nhu cầu về văn hóa, du lịch của người dân và các nhà đầu tư.
Trong sản xuất công nghiệp và thu hút đầu tư, khi mới tái lập, tỉnh Bình Phước chỉ có 181 doanh nghiệp trong nước đăng ký với số vốn 35 tỷ đồng, hết tháng 7-2018, số doanh nghiệp đã phát triển lên đến 6.425 (tăng gấp 35 lần), với vốn đăng ký khoảng 53.506 tỷ đồng (tăng gấp 1.530 lần) so với khi tái lập tỉnh. Nguồn vốn này tiếp tục tăng nhanh, riêng 7 tháng năm 2018 đã có thêm 568 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 7.465 tỷ đồng. Về đầu tư nước ngoài, từ chỉ có 1 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký hơn 20 triệu USD vào năm 1997, đến nay toàn tỉnh đã thu hút 185 dự án với số vốn đăng ký gần 1,9 tỷ USD (tăng gấp 90 lần), hiện đã có 125 dự án đi vào hoạt động, góp phần giải quyết việc làm cho 48.500 lao động tại địa phương. Góp phần thu hút hiệu quả nguồn vốn này là sự phát triển mạnh các khu công nghiệp như: Khu liên hợp công nghiệp, đô thị Becamex - Bình Phước (Khu liên hợp Becamex - Bình Phước), khu công nghiệp Minh Hưng - Hàn Quốc, Bắc Đồng Phú,...
Bên cạnh đó, để đảm bảo hoạt động sản xuất của nhân dân và doanh nghiệp, hệ thống điện lưới trên địa bàn tỉnh cũng được đầu tư hoàn thiện. Trong khoảng 2 năm trở lại đây, Bình Phước đã xây dựng thêm 371km đường dây trung thế, 246km đường dây hạ thế và gần 500 ngàn KVA dung lượng trạm biến áp, đưa tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia trên địa bàn tỉnh đạt hơn 98%... Hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc, các dịch vụ về tín dụng ngân hàng đã đáp ứng yêu cầu phát triển; lực lượng lao động chiếm tỷ lệ cao với gần 60% dân số trong độ tuổi lao động; cải cách thủ tục hành chính được đẩy mạnh, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân và doanh nghiệp trong, ngoài nước đầu tư kinh doanh vào địa bàn tỉnh...
PHÁT HUY LỢI THẾ THU HÚT ĐẦU TƯ
Lợi thế nổi bật hiện nay của tỉnh Bình Phước là hạ tầng giao thông. Để phục vụ phát triển, thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong thời gian qua tỉnh Bình Phước đặc biệt chú trọng việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở. Tạo đà cho kinh tế phát triển, những năm qua lãnh đạo tỉnh đã có nhiều chính sách ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng một cách toàn diện, nhất là điện, đường, trường, trạm. Nhờ đó đến nay, hệ thống giao thông tại 11 huyện, thị xã của tỉnh được kết nối thông suốt, tạo thuận lợi trong giao thương hàng hóa và đi lại của người dân. Nổi bật là 3 trục giao thông chính, gồm: Quốc lộ 13 kết nối TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước và với nước bạn Campuchia thông qua Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư; các trục ĐT741, 747, 749 kết nối các huyện biên giới Bù Đốp, Bù Gia Mập với thị xã Phước Long, huyện Phú Riềng, Đồng Phú và tỉnh Bình Dương; trục quốc lộ 14 - đường Hồ Chí Minh kết nối Bình Phước với các tỉnh Tây Nguyên và Bình Dương, tạo lực cho địa phương cùng các tỉnh miền Đông Nam bộ và Tây Nguyên phát triển.
Là doanh nghiệp phát triển hạ tầng công nghiệp và đô thị hàng đầu Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp - CTCP (Becamex IDC) trong thời gian qua được tỉnh Bình Dương giao nhiệm vụ hỗ trợ tỉnh bạn Bình Phước cùng phát triển, nhất là đầu tư giao thông tạo kết nối vùng đến tỉnh bạn. Cụ thể, quốc lộ 13 với chiều dài 62km, rộng 6 làn xe được Becamex IDC đầu tư mở rộng, tạo thông thoáng kết nối từ TP. Hồ Chí Minh đến quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh hiện nay). Hiện tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn rộng 6 làn xe nhằm kết nối Bình Dương đến cửa ngõ sân bay, cảng biển quốc tế tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng đang được Becamex IDC đẩy nhanh tiến độ thi công đến huyện Bàu Bàng (Bình Dương), kết nối vào huyện Chơn Thành (Bình Phước) nhằm tạo hệ thống giao thông liên kết vùng với quốc lộ 1, đường Xuyên Á, đường Hồ Chí Minh và hệ thống giao thông toàn vùng, rút ngắn thời gian lưu thông từ Bình Phước về TP. Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế lớn nhất nước, và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Hiện nay, Becamex IDC cũng đang phối hợp với doanh nghiệp tỉnh Bình Phước triển khai dự án Khu liên hợp Becamex - Bình Phước, góp phần thu hút đầu tư, tạo lực thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Theo đánh giá của lãnh đạo Becamex IDC, là một tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Phước có vị trí địa lý chiến lược, là nơi kết nối liên thông giữa vùng Đông Nam bộ với các tỉnh Tây Nguyên, là cửa ngõ Đông Nam Á và hành lang Đông Tây; đặc biệt là nằm ngay cạnh Bình Dương - một vùng công nghiệp phát triển. Bên cạnh đó, Bình Phước vị trí không xa với TP. Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế lớn, năng động nhất cả nước và chỉ cách các sân bay, cụm cảng quốc tế như Tân Sơn Nhất, Long Thành, Tân Cảng, Cái Mép, Thị Vải chỉ hơn 1 giờ di chuyển. Với lợi thế như vậy, Bình Phước thật sự là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Công tác cải cách thủ tục hành chính được các ngành, các cấp thường xuyên rà soát, đơn giản hóa theo hướng rút ngắn thời gian giải quyết, công khai minh bạch, nhất là cải cách thủ tục liên quan đến đầu tư, sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Nhờ đó năm 2017, chỉ số cải cách hành chính của Bình Phước đứng thứ 33/63 tỉnh, thành phố, tăng 24 bậc so với năm 2016. Bình Phước thực hiện quyết liệt đề án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập gắn với tinh giản biên chế theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6, khóa XII của Đảng.  
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Trăm cho biết: Với những tiềm năng, thế mạnh của địa phương, để kinh tế phát triển nhanh và bền vững, trong thời gian tới tỉnh định hướng phát triển và thu hút đầu tư theo hướng tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình phát triển hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, hiện đại, tăng nhanh giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp, tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Giữ vững tốc độ tăng trưởng toàn ngành nông nghiệp, tăng cường thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao. Nâng cao giá trị tăng thêm trên một đơn vị diện tích đất. Phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, công nghiệp, đảm bảo an toàn dịch bệnh. Thực hiện tái cơ cấu công nghiệp, ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp. Đánh giá thực trạng công nghiệp để rút kinh nghiệm và xây dựng các giải pháp phù hợp. Tăng cường hợp tác đầu tư với các tỉnh bạn, các tập đoàn kinh tế, hợp tác quốc tế. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, phát huy cao nguồn nội lực, đồng thời tạo mọi điều kiện để tranh thủ khai thác các yếu tố, nguồn vốn từ bên ngoài, nhất là đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Khai thác hợp lý, tối ưu các nguồn vốn để phát triển.
Bên cạnh đó, với tiềm năng và thế mạnh của địa phương về phát triển nông nghiệp và các khu công nghiệp, khu kinh tế hiện có, trong thời gian tới tỉnh sẽ tập trung thu hút những dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch; các dự án chế biến nông - lâm sản thuộc thế mạnh của địa phương như chế biến sản phẩm từ cao su, điều, tiêu, cây ăn trái; chế biến thực phẩm từ gia súc, gia cầm; các dự án công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ làm nguyên liệu đầu vào cho các dự án đầu tư tại các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; khuyến khích thu hút các dự án đầu tư xã hội hóa trong lĩnh vực y tế, giáo dục, môi trường, thể dục, thể thao; đồng thời tỉnh hạn chế các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu và kiên quyết từ chối dự án tác động xấu đến môi trường.

Bình Phước: Công nghiệp phát triển tạo lực đẩy thị trường bất động sản


(ĐTTCO) - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước tăng trưởng tích cực. Từ đó, kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản.
Bình Phước: Công nghiệp phát triển tạo lực đẩy thị trường bất động sản

Lấy công nghiệp làm đòn bẩy phát triển
Với lợi thế về vị trí địa lý chiến lược, cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư đồng bộ, môi trường đầu tư được cải thiện, nguồn nhân lực trẻ dồi dào, tỉnh Bình Phước đã và đang phát huy lợi thế một cách hiệu quả để chuyển mình theo hướng “công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Lấy công nghiệp làm đòn bẩy phát triển, kinh tế tỉnh Bình Phước luôn tăng trưởng ở mức hợp lý, tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP bình quân giai đoạn 2016 - 2018 là 6,84%; thu nhập bình quân đầu người năm 2018 ước đạt 57,22 triệu đồng. 
Theo đánh giá của UBND tỉnh, từ đầu năm đến nay, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Theo đó, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12,4% so với năm 2017, đạt 114,4% kế hoạch năm. Khi mới tái lập năm 1997, từ một tỉnh không có khu công nghiệp (KCN) nào, hiện nay Bình Phước có 8 KCN đã được đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng và đi vào hoạt động. Theo quy hoạch đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ có 13 KCN với tổng diện tích 4.686ha và 1 khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Hoa Lư. Trong năm 2018, 3 KCN gồm: Becamex - Bình Phước (tổng diện tích 4.633ha); KCN Minh Hưng – Sikico (tổng diện tích 655ha) và KCN Đồng Xoài III (tổng diện tích 120ha) cũng đang đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng.
Bên cạnh đẩy mạnh phát triển công nghiệp, Bình Phước đã xây dựng đề án quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Theo đó, Bình Phước sẽ duy trì 21 cụm công nghiệp với tổng diện tích 583ha trong giai đoạn 2020-2025. Giai đoạn đến năm 2030 sẽ bổ sung thêm 14 cụm công nghiệp, nâng tổng số cụm công nghiệp lên 35 với tổng diện tích 1.163ha. Sự phát triển của các KCN và cụm công nghiệp sẽ thu hút đa ngành nghề sản xuất và tạo thêm việc làm cho hàng trăm ngàn lao động.

Diện mạo thị trường bất động sản thay đổi từng ngày
Công nghiệp trên đà tăng trưởng là động lực giúp Bình Phước đón nhận làn sóng đầu tư mạnh mẽ, kéo theo lượng lớn người lao động từ nhiều tỉnh thành đến lập nghiệp. Để đảm bảo điều kiện an sinh chất lượng cũng như đáp ứng được chốn an cư ổn định cho nguồn nhân lực hiện tại và trong tương lai, đồng thời đưa Bình Phước phát triển xứng tầm với tiềm năng của một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía nam và vùng biên giới Việt Nam – Campuchia, bên cạnh việc phát triển KCN, tỉnh cũng luôn đặt mục tiêu phát triển các dự án khu đô thị - dịch vụ - thương mại lên hàng đầu. Thị trường bất động sản tại Bình Phước cũng dần “thay da đổi thịt”.
Tuy nhiên, nguồn cung nhà ở gắn liền với các dịch vụ tiện ích nội khu đáp ứng mọi nhu cầu từ giáo dục, y tế đến vui chơi, giải trí cho người dân tại Bình Phước còn rất hạn chế. Do đó, sự xuất hiện của một dự án khu đô thị phức hợp - cảnh quan quy mô 92,7ha ngay tại trung tâm thành phố Đồng Xoài đã khiến thị trường bất động sản nơi đây “dậy sóng”.
Là dự án do Tập đoàn Địa ốc Cát Tường làm chủ đầu tư, khu đô thị phức hợp – cảnh quan Cát Tường Phú Hưng được quy hoạch bài bản, đầu tư đồng bộ và sở hữu hệ thống 18 tiện ích độc đáo, nổi bật với công viên Thế giới Di sản The Destina, công viên Thế giới Điện ảnh The Angel, Quảng trường Ánh sáng, Đại lộ Danh nhân, 2 trung tâm thương mại quy mô lớn, trường học các cấp, bệnh viện chuẩn quốc tế… cùng với phong cách thiết kế đậm dấu ấn kiến trúc Âu châu kết hợp hài hòa cùng thiên nhiên xanh mát, tất cả tạo nên những điểm nhấn ấn tượng khẳng định giá trị đẳng cấp của dự án. 
Cát Tường Phú Hưng còn “gây sốt” bởi mức giá và phương thức thanh toán hấp dẫn. Theo đó, với giá chỉ từ 745 triệu đồng/nền, khách hàng chỉ cần thanh toán 50%, phần còn lại thanh toán đều trong vòng 24 tháng. Do đó, khách hàng rất dễ dàng sở hữu và đầu tư tại dự án Cát Tường Phú Hưng. Bên cạnh đó, khách hàng còn có cơ hội nhận ngay 1 trong 9 xe Honda SH125cc và nhiều quà tặng, ưu đãi với tổng giá trị hơn 6,5 tỷ đồng.
Là dự án đô thị phức hợp cảnh quan đầu tiên và có quy mô lớn nhất tại thành phố Đồng Xoài hiện nay, Cát Tường Phú Hưng sẽ là một chốn an cư đẳng cấp, một điểm đến tham quan vui chơi giải trí lý tưởng, một cơ hội đầu tư hấp dẫn, góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị và thị trường bất động sản Bình Phước. 

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2019

Nhìn lại sự phát triển của TP. Cần Thơ trong suốt những năm qua.

- Tiếp tục tập trung phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông để đảm bảo giao thông liên hoàn, thông suốt cả về đường bộ, đường sông, đường biển, đường sắt và hàng không đóng góp tích cực vào quá trình phát triển của thành phố Cần Thơ nói riêng và tạo tiền đề cho quá trình xây dựng và phát triển văn hóa, kỹ thuật, xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Xây dựng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông theo hướng hiện đại, bền vững, gắn với bảo vệ và cải thiện môi trường, mang đặc trưng của vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long.
- Lập các quy hoạch ngành giao thông vận tải mang tính khoa học, bền vững, đồng bộ với quy hoạch của các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long để đảm bảo kết nối hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông giữa các tỉnh trong khu vực.
- Đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý quy hoạch, đẩy nhanh công tác rà soát, điều chỉnh và lập mới các quy hoạch phát triển ngành. Trên cơ sở các quy hoạch đã được phê duyệt cần đưa ra định hướng chung và vạch ra các chương trình hành động cụ thể từ đó có kế hoạch vốn hợp lý, ban hành các cơ chế chính sách ưu đãi phù hợp để kêu gọi đầu tư, xã hội hóa nhằm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông theo hướng hiện đại, bền vững, mạng lưới giao thông được kết nối liên hoàn đảm bảo khai thác đồng bộ, hiệu quả và tránh đầu tư dàn trải gây lãng phí.

* Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015:
- Nâng cấp các tuyến quốc lộ qua địa bàn thành phố Cần Thơ, theo quy hoạch đạt quy mô cấp II, III đồng bằng, riêng những đoạn qua nội ô phù hợp theo quy hoạch địa phương.
- Nâng cấp các tuyến đường tỉnh quan trọng, đầu tư xây dựng đường vành đai, các đường trục chính theo quy hoạch và các trục đường nối từ các khu công nghiệp và các trục giao thông chính tạo sự kết nối tốt hơn với hệ thống quốc lộ và đường cao tốc liên tỉnh, đạt cấp II hoặc cấp III đồng bằng.
- Mở mới các trục đường đô thị theo quy hoạch của thành phố, xây dựng tiếp các trục đường ngang để kết nối với trục dọc, nâng cấp các tuyến đường ở các trung tâm quận, huyện, đạt quy mô đường đô thị theo quy hoạch, thảm bêtông nhựa tất cả các tuyến đường đô thị. Tiếp tục nâng cấp và mở mới các tuyến đường quận, huyện đạt quy mô cấp V đồng bằng.
- Nâng cấp chiều sâu toàn bộ hệ thống cảng đáp ứng nhu cầu vận tải và phù hợp quy hoạch cảng biển lớn vùng đồng bằng Sông Cửu Long.
- Nâng cấp các tuyến vận tải thủy hiện có đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Nâng cao vai trò chủ đạo của các Doanh nghiệp vận tải quốc doanh hoặc Doanh nghiệp vận tải có vốn đầu tư của Nhà nước đủ thế và lực để điều tiết trong hoạt động vận tải.
- Mở rộng mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đến vùng sâu, vùng xa (trung tâm xã); xe buýt liên tỉnh.
- Quy hoạch đầu tư xây dựng vận tải hành khách công cộng bằng xe điện, xe điện ngầm.
Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020:
- Nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống đường tỉnh theo quy hoạch đạt quy mô cấp II, III đồng bằng.
- Nâng cấp các tuyến đường huyện có nhu cầu vận tải cao lên đường tỉnh, tiếp tục nâng cấp hoàn chỉnh các tuyến đường quận, huyện đạt quy mô cấp IV đồng bằng, nâng cấp và nhựa hóa hệ thống giao thông nông thôn.
- Nâng cấp hoàn chỉnh các bến xe, tàu khách đáp ứng nhu cầu tăng trưởng hành khách và hàng hóa theo thực tế.
- Đưa công tác vận tải hành khách và hàng hóa đến năm 2020 đạt mục tiêu “An toàn - Chất lượng - Hiệu quả”.
 
+ Kế hoạch triển khai thực hiện:
- Sở Giao thông vận tải đang tổ chức lập quy hoạch điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Cần Thơ và các quy hoạch chi tiết của ngành giao thông vận tải (hệ thống đường thủy và các bến tàu, bến cảng thủy nội địa; bãi đậu xe và trạm dừng chân; giao thông đô thị…) làm cơ sở triển khai thực hiện đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông của thành phố.
- Sở Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với các sở, ngành tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố phối hợp và đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm triển khai hoàn thiện thủ tục, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án Trung ương quản lý trên địa bàn, cụ thể như sau:
+ Đường bộ: nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 91 (thuộc dự án nâng cấp cải tạo Quốc lộ 91 đoạn từ Km7-Km50+889); đường gom dọc đường dẫn vào cầu Cần Thơ; cầu Vàm Cống thuộc dự án kết nối giao thông khu vực trung tâm ĐBSCL (bắc qua sông Hậu tại phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt); tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi (tuyến có điểm đầu kết nối với Cầu Vàm Cống và đi về tỉnh Kiên Giang); cầu Nhị Kiều; kiến nghị Trung ương sớm nghiên cứu triển khai thực hiện đầu tư tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (đi ngang thành phố Cần Thơ) thuộc hệ thống đường cao tốc quốc gia đã được Chính phủ phê duyệt và kết hợp nghiên cứu gắn vào tuyến Quốc lộ 1 - Vòng cung - quốc lộ 80 nằm trên địa bàn thành phố.
+ Đường thủy: xây dựng luồng tàu mới qua kênh Quan Chánh Bố cho các tàu có tải trọng đến 20.000 DWT ra vào sông Hậu; duy trì nạo vét, duy tu luồng qua cửa Định An hàng năm đảm bảo cho tàu tải trọng 5.000 - 10.000 DWT qua cửa Định An.
+ Hệ thống cảng biển: nâng cấp, mở rộng Cụm cảng Cần Thơ; xây dựng hoàn chỉnh cảng Cái Cui có khả năng tiếp nhận tàu 10.000 - 20.000 tấn; xây dựng khu cảng Trà Nóc có khả năng tiếp nhận tàu 10.000 DWT và bến cảng Khu công nghiệp Thốt Nốt đáp ứng nhu cầu vận tải và phù hợp Quy hoạch cảng biển vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Về phía thành phố, quy hoạch và triển khai kêu gọi đầu tư các dự án: xây dựng cầu qua cù lao Tân Lộc; cầu chữ Y nối liền cồn Cái Khế - cồn Ấu - Xóm Chài; tuyến đường tỉnh 922; tuyến nối Quốc lộ 91 với đường Nam Sông Hậu (đang kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT); các dự án đường tỉnh 917, đường tỉnh 918, đường tỉnh 923 đoạn Phong Điền - Ba Se - Quốc lộ 91 (đang triển khai thủ tục đầu tư theo hình thức BT). Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án: tuyến Cần Thơ - Vị Thanh (đoạn qua thành phố Cần Thơ giai đoạn II); nâng cấp Quốc lộ 91 (đoạn Bến xe mới - Cảng Trà Nóc); mở rộng đường Quang Trung - Cái Cui; nâng cấp đường vào các khu công nghiệp phía Nam và cảng Cái Cui giai đoạn II.
- Ưu tiên thực hiện đầu tư các dự án giao thông mang tính chất liên vùng do trung ương quản lý qua địa bàn thành phố được nêu trong các quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 366/QĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2009 về việc ban hành Kế hoạch triển khai tiếp Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 17 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ giai đoạn 2009-2015; Quyết định số 638/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2011 về phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; Quyết định số 11/2012/QĐ-TTg ngày 10 tháng 2 năm 2012 v/v phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm Vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.


+  Hiện trạng hạ tầng giao thông vận tải thành phố Cần Thơ:
1. Đường bộ: hiện trạng hệ thống đường bộ thành phố Cần Thơ đến nay có 2.762,84km đường (trong đó có 123,72km đường quốc lộ, 183,85km đường tỉnh, 332,87km đường huyện, 153,33km đường đô thị, 1.969,08 km đường giao thông nông thôn).
2. Đường thủy:
- Các tuyến vận tải thủy do Trung ương quản lý đi qua TP.Cần Thơ gồm:  tuyến TP. Hồ Chí Minh - Cà Mau (qua sông Hậu - sông Cần Thơ - kênh Xà No), tuyến TP. Hồ Chí Minh - Kiên Lương (qua sông Hậu - kênh Rạch Sỏi), tuyến Rạch Ô Môn - Kênh Thị Đội - Cửa sông Cái Bé.
- Mạng lưới đường thủy nội địa do thành phố Cần Thơ quản lý có tổng chiều dài 185,35km, mạng lưới đường thủy nội địa phân cấp cho các quận huyện quản lý có tổng chiều dài 380km.  
3. Cảng biển: trên địa bàn thành phố Cần Thơ có 03 cảng biển gồm: cảng Hoàng Diệu (quy mô tiếp nhận tàu trọng tải 1 vạn DWT hoặc 2 vạn DWT vơi mớn), cảng Trà Nóc (quy mô tiếp nhận tàu trọng tải 2.500 DWT), cảng Cái Cui (quy mô tiếp nhận tàu trọng tải 1 vạn DWT - 2 vạn DWT).
4. Đường hàng không: Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ có đường hạ cất cánh dài 3.000m rộng 45m có thể tiếp nhận các loại máy bay B777, B747 và các loại máy bay tương đương, nhà ga hành khách công suất 3 triệu lượt khách/năm với trang thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn phục vụ hành khách quốc tế.
5. Hệ thống bến xe và bãi đậu xe:
- Bến xe khách Cần Thơ QL.91B: tiêu chuẩn bến xe loại I, đã đưa vào hoạt động với diện tích 3,5ha công suất 2.000 lượt khách/ngày.
- Bến xe khách Hùng Vương (bến xe Cần Thơ cũ): diện tích khoảng 4.000m2, chứa khoảng 70 xe đậu.
- Bến xe Ô Môn: (chủ yếu đậu xe buýt): diện tích khoảng 3.000m2, mặt bến còn là đất cấp phối, các công trình phục vụ còn là tạm.
- Bến xe Thốt Nốt: diện tích khoảng 3000m2, mặt BTN, đậu xe tải thường xuyên 20 xe, đậu xe khách thường xuyên 10 xe, chỉ chạy liên tỉnh 01 tuyến Thốt Nốt-Biên Hòa-Vũng Tàu.
6. Hệ thống bến tàu:
- Bến tàu khách Cần Thơ: tại bến Ninh Kiều thuộc trung tâm TP. Cần Thơ, vùng tàu neo đậu được khoảng 30 chiếc. Khả năng thông qua bến khoảng 2300 lượt người/ngày.
- Bến tàu du lịch: tại trung tâm TP. Cần Thơ trên khu vực bến Ninh Kiều, cạnh bến tàu khách Cần Thơ.
- Bến tàu Ô Môn: tại trung tâm Thị trấn Ô Môn, phía bờ nam rạch Ô Môn, hiện kè bờ bằng BTCT và đá xây dài khoảng 100m.

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2019

Diện tích cấp Sổ đỏ và tách thửa 63 tỉnh thành mới nhất

Thửa đất để được cấp Sổ đỏ phải đạt diện tích nhất định. Diện tích cấp Sổ đỏ và diện tích tối thiểu được tách thửa mỗi địa phương là khác nhau. Dưới đây là thông tin về diện tích cấp Sổ đỏ và diện tích tối thiểu tách thửa của 63 tỉnh thành mới nhất.

1 - Diện tích cấp Sổ đỏ và tách thửa tại Hà Nội
Căn cứ: Quyết định 20/2017/QĐ-UBND 
Hạn mức giao đất và công nhận quyền sử dụng đất tại Hà Nội như sau: 
Khu vực
Mức tối thiểu
Mức tối đa
Các phường
30 m2
90 m2
Các xã giáp ranh các quận và thị trấn
60 m2
120 m2
Các xã vùng đồng bằng
80 m2
180 m2
Các xã vùng trung du
120 m2
240 m2
Các xã vùng miền núi
150 m2
300 m2
- Các thửa đất được hình thành từ việc tách thửa phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:
+ Chiều rộng và chiều sâu từ 3 m trở lên (so với chỉ giới xây dựng).
+ Có diện tích không nhỏ hơn 30 m2 đối với khu vực các phường, thị trấn và không nhỏ hơn 50% hạn mới giao đất ở (mức tối thiểu) theo quy định tại bảng trên với các xã còn lại.
- Để biết cụ thể các xã thuộc khu vực nào, hãy xem: Diện tích cấp Sổ đỏ tại Hà Nội
 

2 - Diện tích cấp Sổ đỏ và tách thửa tại TP Hồ Chí Minh
 

Tách thửa đối với đất ở:
Khu vực
Diện tích tối thiểu
Khu vực 1: Gồm các Quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình và Tân Phú.
Tối thiểu 36m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 03 mét.
Khu vực 2: Gồm các Quận 2, 7, 9, 12, Bình Tân, Thủ Đức và Thị trấn các huyện.
Tối thiểu 50m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 04 mét.
Khu vực 3: Gồm huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ (ngoại trừ thị trấn).
Tối thiểu 80m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 05 mét.

Để xem diện tích cấp Sổ đỏ và diện tích tối thiểu được tách thửa các loại đất khác, hãy xem tại: Diện tích tối thiểu được tách thửa tại TP. Hồ Chí Minh
 

3 - Diện tích cấp Sổ đỏ và tách thửa tại Đà Nẵng
 

Căn cứ: Khoản 1 Điều 1 Quyết định 29/2018/QĐ-UBND
Diện tích tối thiểu của thửa đất ở hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Diện tích đất ở tối thiểu 50,0m2 và chiều rộng cạnh thửa đất tối thiểu là 3,0m được áp dụng cho các phường thuộc quận Hải Châu và quận Thanh Khê.
- Diện tích đất ở tối thiểu 60,0m2 và chiều rộng cạnh thửa đất tối thiểu là 3,0m được áp dụng cho các khu vực sau đây:
+ Các phường thuộc quận Sơn Trà;
+ Phường Mỹ An, phường Khuê Mỹ thuộc quận Ngũ Hành Sơn;
+ Phường Khuê Trung, phường Hòa Thọ Đông thuộc quận Cẩm Lệ;
+ Phường Hòa Minh, Hòa Khánh Nam thuộc quận Liên Chiểu.
- Diện tích đất ở tối thiểu 70,0m2 và chiều rộng cạnh thửa đất tối thiểu là 3,5m được áp dụng cho các khu vực sau đây:
+ Phường Hòa An thuộc quận Cẩm Lệ;
+ Các phường còn lại thuộc quận Liên Chiểu, trừ Phường Hòa Minh, Hòa Khánh Nam.
- Diện tích đất ở tối thiểu 80,0m2 và chiều rộng cạnh thửa đất tối thiểu là 4,0m được áp dụng cho các khu vực sau đây:
+ Các phường còn lại thuộc quận Ngũ Hành Sơn, trừ Phường Mỹ An, phường Khuê Mỹ.
+ Các phường còn lại thuộc quận Cẩm Lệ, trừ các vị trí quy định Phường Khuê Trung, phường Hòa Thọ, Phường Hòa An
+ Vị trí mặt tiền Quốc lộ 1A, Quốc lộ 14B, Quốc lộ 14G, ĐT 602, ĐT 605 thuộc địa phận huyện Hòa Vang.
- Diện tích đất ở tối thiểu 120,0m2 và chiều rộng cạnh thửa đất tối thiểu là 5,0m được áp dụng cho các xã thuộc huyện Hòa Vang, huyện Hoàng Sa, trừ vị trí mặt tiền Quốc lộ 1A, Quốc lộ 14B, Quốc lộ 14G, ĐT 602, ĐT 605 thuộc địa phận huyện Hòa Vang.

4 - Diện tích cấp Sổ đỏ và tách thửa tại Hải Phòng
 

Theo khoản 1 Điều 5 Quyết định 1394/2015/QĐ-UBND các thửa đất hình thành từ việc tách thửa phải đảm bảo đủ hai điều kiện sau:
Đối với khu vực đô thị: Phần diện tích được tách thửa đảm bảo chỉ giới xây dựng theo quy hoạch, cạnh nhỏ nhất của thửa đất phải ≥ 3,0m và đảm bảo tổng diện tích thửa đất ≥ 30,0 m2.


5 - Diện tích cấp Sổ đỏ và tách thửa tại Cần Thơ
 

Theo Điều 4 Quyết định 19/2014/QĐ-UBND, diện tích tối thiểu tại Cần Thơ tính theo khu vực, cụ thể:
Khu vực
Diện tích tách thửa tối thiểu
Các phường, thị trấn
40m2
Các xã
60m2


6 - Diện tích cấp Sổ đỏ và tách thửa tại An Giang
 

Căn cứ: Quyết định 103/2016/QĐ-UBND
Theo khoản 2 Điều 5 Quyết định 103/2016/QĐ-UBND diện tích tối thiểu tách thửa với đất ở, đất thương mại dịch vụ và đất sản xuất kinh doanh:
Khu vực
Diện tích tách thửa tối thiểu
Phường
35 m2
Thị trấn
40m2
45m2

7 - Diện tích cấp Sổ đỏ và tách thửa tại Bà Rịa - Vũng Tàu
 

Theo khoản 1 Điều 4 Quyết định 23/2017/QĐ-UBND diện tích tối thiểu và kích thước còn lại sau khi tách thửa đất (không bao gồm phần diện tích hành lang lộ giới, đường giao thông đã có quy hoạch) phải đảm bảo:
- Đối với đất ở đã xây dựng nhà ở:
Khu vực
Diện tích tách thửa tối thiểu
Phường
- 45m2 và có cạnh tiếp giáp với đường giao thông không nhỏ hơn 5m và chiều sâu thửa đất không nhỏ hơn 5m tại đường phố có lộ giới > 20 m;
- 36m2 và có cạnh tiếp giáp với đường giao thông không nhỏ hơn 4m và chiều sâu thửa đất không nhỏ hơn 4m tại đường phố có lộ giới < 20m;
Riêng tại địa bàn thị trấn, các xã và huyện Côn Đảo
40 m2, có chiều sâu thửa đất và có cạnh tiếp giáp với đường giao thông không nhỏ hơn 4m.
Đối với đất ở chưa xây dựng nhà ở:
Khu vực
Diện tích tách thửa tối thiểu
bàn các xã, phường, thị trấn thuộc đô thị và Trung tâm huyện Côn Đảo
60 m2 và có cạnh tiếp giáp với đường giao thông không nhỏ hơn 5m và chiều sâu thửa đất không nhỏ hơn 5m
Khu vực còn lại
100 m2 và có cạnh tiếp giáp với đường giao thông không nhỏ hơn 5m và chiều sâu thửa đất không nhỏ hơn 5m.

- Đối với đất thương mại dịch vụ và đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp:
Diện tích và kích thước thửa đất: 100 m2 và có cạnh tiếp giáp với đường giao thông không nhỏ hơn 5m.


8 - Diện tích cấp Sổ đỏ và tách thửa tại Bạc Liêu
 

Căn cứ: Điều 3 Quyết định 26/2018/QĐ-UBND
Đất ở đô thị
- Đối với nhà ở liên kế hiện có cải tạo:
+ Trường hợp thửa đất là bộ phận cấu thành của cả dãy phố, diện tích tối thiểu tách thửa đất mới và thửa đất còn lại sau khi tách thửa không nhỏ hơn 25 m2, với chiều sâu và bề rộng thửa đất được tính từ chỉ giới xây dựng bằng hoặc lớn hơn 2,5 m.
+ Trường hợp thửa đất đơn lẻ, diện tích tối thiểu tách thửa đất mới và thửa đất còn lại sau khi tách thửa không nhỏ hơn 50 m2, với chiều sâu và bề rộng thửa đất, được tính từ chỉ giới xây dựng bằng hoặc lớn hơn 05 m.
- Đối với thửa đất không phải nhà ở liên kế hiện có cải tạo
+ Thửa đất tiếp giáp với lộ giới nhỏ hơn 20 m, diện tích tối thiểu tách thửa đất mới và thửa đất còn lại sau khi tách thửa không nhỏ hơn 36 m2, với chiều sâu và bề rộng thửa đất được tính từ chỉ giới xây dựng bằng hoặc lớn hơn 04 m.
+ Thửa đất tiếp giáp lộ giới bằng hoặc lớn hơn 20 m, diện tích tối thiểu tách thửa đất mới và thửa đất còn lại sau khi tách thửa không nhỏ hơn 45 m2, với chiều sâu và bề rộng thửa đất được tính từ chỉ giới xây dựng bằng hoặc lớn hơn 05 m.
Đất ở nông thôn: 
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất mới và thửa đất còn lại sau khi tách thửa không nhỏ hơn 60 m, với chiều sâu và bề rộng thửa đất được tính từ chỉ giới xây dựng hoặc hành lang lộ giới bằng hoặc lớn hơn 04 m.
 

9 -  Diện tích cấp Sổ đỏ và tách thửa tại Bắc Giang
 

Căn cứ: Quyết định 745/2014/QĐ-UBND
- Đối với đất ở đô thị, đất ở nằm ven quốc lộ, tỉnh lộ và thuộc vùng quy hoạch phát triển đô thị thực hiện theo quy hoạch chi tiết được phê duyệt;
- Không có quy hoạch chi tiết được phê duyệt thì thửa đất có diện tích tối thiểu để tách thửa và cấp Sổ đỏ từ 24 m2 trở lên với chiều rộng tối thiểu phải từ 3m trở lên, chiều sâu tối thiểu phải từ 5,5 m trở lên; trường hợp phải có lối vào cho thửa đất phía sau thì chiều rộng lối vào tối thiểu là 1,5 m.
- Đối với đất ở nông thôn thì diện tích tối thiểu được tách thửa và cấp Sổ đỏ thực hiện theo quy hoạch chi tiết được phê duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch chi tiết được phê duyệt thì thửa đất tối thiểu sau khi tách thửa phải có diện tích đất tối thiểu từ 48 m2trở lên với chiều rộng tối thiểu phải từ 04 m trở lên, chiều sâu tối thiểu phải từ 08 m trở lên.
dien tich toi thieu duoc tach thua

Diện tích tối thiểu được tách thửa (Ảnh minh họa)


10 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Bắc Kạn
 

Căn cứ: Điều 11 Quyết định 21/2014/QĐ-UBND
Diện tích tối thiểu được tách thửa và cấp Sổ đỏ là 30 m2 và có một cạnh tiếp giáp với đường giao thông hoặc lối đi mà có độ dài tối thiểu là 03 m.


11 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Bắc Ninh
 

Căn cứ: Điều 7 Quyết định 11/2018/QĐ-UBND
- Đối với đất ở đô thị, đất ở nông thôn ven quốc lộ, tỉnh lộ và thuộc quy hoạch khu đô thị mới thì diện tích đất ở tối thiểu sau khi tách thửa được thực hiện theo quy hoạch chi tiết được duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch chi tiết được duyệt thì diện tích tối thiểu sau khi tách thửa phải từ 40,0 m2 trở lên và có kích thước mỗi cạnh không nhỏ hơn 3,5 m.
-  Đất ở nông thôn không thuộc trường hợp trên thì diện tích đất tối thiểu sau khi tách thửa được thực hiện theo quy hoạch chi tiết được duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch chi tiết được duyệt thì diện tích tối thiểu sau khi tách thửa phải từ 70,0 m2 trở lên và có kích thước mỗi cạnh không nhỏ hơn 4,0 m.


12 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Bến tre
 

Căn cứ: Điều 3 Quyết định 38/2018/QĐ-UBND
- Diện tích tối thiểu của thửa đất mới được hình thành và thửa đất còn lại sau khi trừ hành lang an toàn bảo vệ công trình công cộng (gồm công trình giao thông, thủy lợi, đê điều, hệ thống dẫn điện) như sau:
STT
Đơn vị hành chính
Đất ở (m2)
Đất nông nghiệp (m2)
Tại khu vực quy hoạch đất phi nông nghiệp
Tại khu vực quy hoạch đất nông nghiệp
1
Tại các phường
36
100
300
2
Tại các thị trấn
40
200
300
3
Tại các xã
50
300
500
2. Đối với diện tích đất ở, ngoài mức đáp ứng diện tích tối thiểu quy định theo các đơn vị hành chính trên, các thửa đất sau khi tách thửa phải có: Chiều rộng mặt tiền và chiều sâu của thửa đất ≥ 4 m.
 

13 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Bình Dương
 

Căn cứ: Điều 3 Quyết định 25/2017/QĐ-UBND
1. Đất nông nghiệp: 
 
Đơn vị hành chính
Diện tích (m2)
Tại các phường
300
Tại các thị trấn
500
Tại các xã
1.000

2. Đất ở
 
Đơn vị hành chính
Diện tích (m2)
Tại các phường
60
Tại các thị trấn
80
Tại các xã
100


14 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Bình Định
 

Căn cứ: Điều 3 Quyết định 40/2014/QĐ-UBND.
Loại đất
Diện tích tối thiểu của 1 thửa đất sau khi tách thửa (m2)
 Đất ở
40
 Đất nông nghiệp
300
 Đất nông nghiệp và đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở nằm trong khu dân cư phù hợp với quy hoạchtách thửa để chuyển mục đích sử dụng sang đất ở
40

15 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại ​Bình Phước
 

Căn cứ pháp lý: Quyết định 31/2014/QĐ-UBND
Đất ở tại các phường thuộc các thị xã: Đồng Xoài, Bình Long, Phước Long và các thị trấn thuộc các huyện, diện tích tách thửa tối thiểu quy định như sau:
- Đối với thửa đất tiếp giáp với các đường phố có lộ giới lớn hơn hoặc bằng 20m, diện tích tách thửa tối thiểu là 45m2 không tính phần diện tích hạn chế sử dụng trong đó cạnh nhỏ nhất của thửa đất tối thiểu là 05m;
- Đối với thửa đất tiếp giáp với các đường phố có lộ giới nhỏ hơn 20m, diện tích tách thửa tối thiểu là 36m2 không tính phần diện tích hạn chế sử dụng trong đó cạnh nhỏ nhất của thửa đất tối thiểu là 04m.
Đất ở tại các xã thuộc các thị xã: Đồng Xoài, Bình Long, Phước Long và các huyện: Diện tích tối thiểu để tách thửa và cấp Sổ đỏ là 100m2không tính phần diện tích hạn chế sử dụng trong đó cạnh nhỏ nhất của thửa đất tối thiểu là 05 m.
 

16 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Bình Thuận
 

Căn cứ: Điều 5 Quyết định 52/2018/QĐ-UBND
Khu vực
Diện tích tối thiểu của 1 thửa đất sau khi tách thửa (m2)
 Đô thị
 40m2 và có chiều rộng tối thiểu là 3,5 m (mặt tiếp giáp đường hiện hữu và đường do tự bố trí), có chiều dài tối thiểu là 5,0 m.
(đã trừ chỉ giới xây dựng đối với những khu vực có quy định chỉ giới xây dựng).
 Nông thôn
 60 m2 và có chiều rộng tối thiểu là 4,0 m (mặt tiếp giáp đường hiện hữu hoặc đường tự bố trí), có chiều dài tối thiểu là 8,0 m.

17 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Cao Bằng
 

Căn cứ: Quyết định 44/2014/QĐ-UBND
* Đối với đất ở tại đô thị: Thửa đất sau khi tách thửa phải đồng thời đảm bảo các điều kiện sau:
- Diện tích thửa đất phải tối thiểu 36 m2
- Chiều rộng lô đất bằng tối thiểu 3,5 m
* Đối với đất ở tại nông thôn: Thửa đất sau khi được phép tách thửa phải đồng thời đảm bảo các điều kiện sau:
- Diện tích thửa đất phải tối thiểu 60 m2
- Chiều rộng lô đất bằng tối thiểu 4,0 m
 

18 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Cà Mau
 

Căn cứ pháp lý: Quyết định 32/2015/QĐ-UBND
Khu vực
Diện tích tách thửa tối thiểu
Ghi chú
Phường, thị trấn
36 m2
- Bề rộng của thửa đất bằng hoặc lớn hơn 4 m;
- Chiều sâu của thửa đất bằng hoặc lớn hơn 4 m.
50 m2
- Bề rộng của thửa đất bằng hoặc lớn hơn 4 m;
- Chiều sâu của thửa đất bằng hoặc lớn hơn 4 m


19 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Gia Lai
 

Diện tích tách thửa tối thiểu đối với các địa bàn được quy định như sau:
+ Đối với đất ở tại phường, thị trấn: 45 m2, bề rộng không nhỏ hơn 3m, chiều sâu lớn hơn 5m
+ Đất ở tại các xã: 50m2, bề rộng tối thiểu 3m, bề sâu tối thiểu 5 m
 

20 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Hòa Bình
 

Căn cứ: Quyết định 26/2014/QĐ-UBND
Diện tích tối thiểu để tách thửa và cấp Sổ đỏ:
* Khu vực nông thôn: ≥ 40 m2 (từ 40 m2 trở lên); chiều rộng ≥ 4 m; chiều sâu ≥ 4 m.
* Khu vực đô thị: ≥ 36 m2; chiều rộng ≥ 3 m; chiều sâu ≥ 3 m.
 

21 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Hà Giang
 

Căn cứ: Quyết định 14/2014/QĐ-UBND
- Diện tích tối thiểu là 36,0m2; chiều rộng tối thiểu là 03 mét, chiều sâu tối thiểu là 5 mét.
- Đối với đất khu dân cư có hình thành đường giao thông sử dụng chung thì đường giao thông đó phải có mặt cắt ngang ≥ 2 mét.
 

22 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Hà Nam
 

- Đối với phường, thị trấn: Diện tích ≥ 40m2; chiều rộng, chiều sâu ≥ 3,5m.
- Đối với xã: Diện tích ≥ 60m2; chiều rộng, chiều sâu ≥ 4m.
* Trường hợp thửa đất nằm trong khu đất tái định cư, đất dịch vụ được phép tách thửa và phải đảm bảo các điều kiện như sau:
- Đối với phường, thị trấn: Diện tích ≥ 40m2; chiều rộng, chiều sâu ≥ 3,5m.

- Đối với xã: Diện tích ≥ 60m2; chiều rộng, chiều sâu ≥ 4m.

23 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Hà Tĩnh
 

Căn cứ pháp lý: Quyết định 72/2014/QĐ-UBND
Với đất ở:
Khu vực
Diện tích tối thiểu (m2)
Khu vực đô thị
40
Khu vực nông thôn:
+ Các vị trí bám đường giao thông quốc lộ, tỉnh lộ
+ Các vị trí còn lại

60
75
Lưu ý: Thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại sau khi tách thửa đất ở các các khu vực trên đảm bảo có lối đi ra đường công cộng và có kích thước cạnh như sau:
+ Khu vực đô thị có kích thước cạnh tối thiểu là 4m;
+ Khu vực nông thôn có kích thước cạnh tối thiểu là 5m.
 

24 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Hưng Yên
 

* Đối với các thửa đất ở tại đô thị, diện tích tối thiểu để tách thửa và cấp Sổ đỏ của thửa đất là 30,0 m2; kích thước cạnh mặt đường tối thiểu là 3,0 m; kích thước cạnh chiều sâu tối thiểu là 5,0 m.
* Đối với các thửa đất ở tại nông thôn, diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa được quy định như sau:
- Các vị trí đất ven quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, ven chợ thì diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 40,0 m2; kích thước cạnh mặt đường tối thiểu là 4,0 m; kích thước cạnh chiều sâu tối thiểu là 8,0 m.
- Các vị trí đất còn lại thì diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 50,0 m2; kích thước cạnh mặt đường tối thiểu là 4,0m; kích thước cạnh chiều sâu tối thiểu là 10,0 m.


25 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Hải Dương
 

Căn cứ: Điều 10 Quyết định 22/2018/QĐ-UBND
Với đất ở:
- Khu vực đô thị, diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 30m2 và có kích thước cạnh tiếp giáp mặt đường chính tối thiểu là 3m, chiều sâu vào phía trong của thửa đất tối thiểu là 5 m.
- Khu vực nông thôn, diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 60m2 và có kích thước cạnh tiếp giáp mặt đường chính tối thiểu là 4m, chiều sâu tối thiểu là 5m…


26 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Hậu Giang
 

Căn cứ: Quyết định 35/2014/QĐ-UBND
- Thửa đất ở trong các khu đất ở được quy hoạch mới khi tiếp giáp với đường giao thông có lộ giới 20m, đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Diện tích của tối thiểu là 45m2.
+ Bề rộng tối thiểu 5m.
+ Chiều sâu tối thiểu 5m.
- Thửa đất ở không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này, sau khi tách thửa thì thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại phải đồng thời đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Diện tích của thửa đất: tối thiểu là 36m2.
+ Bề rộng nhỏ nhất là 4m.
+ Chiều sâu nhỏ nhất là 4m.
 

27 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Điện Biên
 

Căn cứ: Quyết định 28/2014/QĐ-UBND
- Đối với đất ở tại đô thị là 40 m2; chiều rộng tối thiểu là 3 mét; chiều dài tối thiểu là 5 mét.
- Đối với đất ở tại nông thôn quy định cụ thể như sau:
+ Đất ở tại các xã ven đô thị, xã vùng thấp không thuộc trường hợp quy định trên thì diện tích tổi thiểu là 60m2; chiều rộng tối thiểu là 4 mét; chiều dài tối thiểu là 8 m.
+ Đất ở nông thôn thuộc các xã không thuộc trường hợp quy định trên thì diện tích tối thiểu là 70 m2; chiều rộng tối thiểu là 4 mét; chiều dài tối thiểu là 10 mét.


28 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Đắk Lắk
 

Căn cứ: Quyết định 36/2014/QĐ-UBND
Diện tích tách thửa với đất ở:
- Đối với các phường, thị trấn:
+Trường hợp tách thửa do thực hiện quy hoạch: Diện tích tối thiểu 20m2, chiều rộng bằng hoặc lớn hơn 3m;
+ Trường hợp tách thửa để thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất hoặc thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng một phần thửa đất: Diện tích tối thiểu 40m2, chiều rộng bằng hoặc lớn hơn 3m;
- Đối với các xã: Diện tích tối thiểu 60m2, chiều rộng bằng hoặc lớn hơn 4m.


29 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Đắk Nông
 

Căn cứ: Quyết định 32/2014/QĐ-UBND
Đất ở đô thị:
Tiếp giáp với đường có lộ giới từ 20 m trở lên: Diện tích tối thiểu từ 55 m2 trở lên và chiều rộng từ 5 m trở lên, chiều sâu từ 5 m trở lên.
Đối với lô đất tiếp giáp với đường có lộ giới nhỏ hơn 20 m: Diện tích tối thiểu từ 46 m2 trở lên và chiều rộng từ 4 m trở lên, chiều sâu từ 4 m trở lên.
Đất ở nông thôn: Diện tích tối thiểu được phép tách thửa từ 90 m2 trở lên và chiều rộng từ 5 m trở lên, chiều sâu từ 5 m trở lên.
- Đối với thửa đất giáp với tuyến đường có lộ giới từ 20 m trở lên phải bảo đảm 03 yếu tố: Diện tích tách thửa từ 45 m2, chiều rộng từ 4 m trở lên, chiều sâu từ 5 m trở lên.


30 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Đồng Nai
 

Căn cứ: 03/2018/QĐ-UBND
Khu vực
Diện tích tối thiểu (m2)
Các phường và các xã Hóa An, Tân Hạnh, Hiệp Hòa thuộc thành phố Biên Hòa; các phường thuộc thị xã Long Khánh
60
Các xã An Hòa, Long Hưng, Phước Tân, Tam Phước, thuộc thành phố Biên Hòa; các thị trấn thuộc các huyện
80
Các xã còn lại thuộc thị xã Long Khánh và các huyện
100
Lưu ý:
- Thửa đất thuộc địa bàn các phường, xã thuộc thành phố Biên Hòa; các phường thuộc thị xã Long Khánh; các thị trấn thuộc các huyện mà vị trí tiếp giáp với đường phố có lộ giới ≥ 20 m thì thửa đất hình thành sau tách thửa phải có chiều rộng ≥ 5 m.
- Đối với thửa đất thuộc các phường, xã thuộc thành phố Biên Hòa; các phường thuộc thị xã Long Khánh; các thị trấn thuộc các huyện mà vị trí tiếp giáp với đường phố có lộ giới < 20 m thì các thửa đất phải có chiều rộng ≥ 4m
- Đối với thửa đất thuộc các xã còn lại thuộc các huyện thì các thửa đất phải có chiều rộng ≥ 4,5m.
 

31 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Đồng Tháp
 

Vị trí
Loại đất
Diện tích
Ghi chú
Nông thôn
Đất nông nghiệp
700 m2 

Đất ở
- Có nhà ở
- Không có nhà ở

60 m2
80 m2
Kích thước cạnh tiếp giáp với đường giao thông (mặt tiền) (có lộ giới ≥ 20 m) tối thiểu phải đảm bảo từ 5 m trở lên.
* Mặt tiền (có lộ giới < 20 m) tối thiểu phải đảm bảo từ 4 m trở lên.

Đô thị
Đất nông nghiệp
300 m2 

Đất ở
- Có nhà ở
- Không có nhà ở

40 m2 
70 m2 
* Mặt tiền (có lộ giới ≥ 20 m tối thiểu phải đảm bảo từ 5 m trở lên.
* Mặt tiền (có lộ giới < 20 m) tối thiểu phải đảm bảo từ 4 m trở lên.


32 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Khánh Hòa
 

Khu vực
Loại đất
Diện tích tối thiểu
Lưu ý
Đất ở đô thị
Thửa đất tiếp giáp với đường phố có lộ giới ≥ 20m
≥ 45 m2
+ Bề rộng của thửa đất ≥ 5 m;
+ Chiều sâu của thửa đất ≥ 5 m.
Thửa đất tiếp giáp với đường phố có lộ giới từ 10m đến < 20 m
≥ 36 m2
+ Bề rộng của thửa đất ≥ 4 m;
+ Chiều sâu của thửa đất ≥ 4 m.
Thửa đất nằm tiếp giáp hẻm, đường nội bộ có lộ giới < 10 m
≥ 36 m2
+ Bề rộng của thửa đất ≥ 3 m;
+ Chiều sâu của thửa đất ≥ 3 m.




Đất ở nông thôn
Thửa đất tiếp giáp đường quốc lộ, tỉnh lộ, hương lộ, liên thôn, liên xã
≥ 45 m2
+ Bề rộng của thửa đất ≥ 5 m;
+ Chiều sâu của thửa đất ≥ 5 m.

Các đảo
40m2
+ Bề rộng của lô đất ≥ 4m;
+ Chiều sâu của lô đất ≥ 4m.
Khu vực khác còn lại
≥ 60 m2
+ Bề rộng của thửa đất ≥ 5 m;
+ Chiều sâu của thửa đất ≥ 5 m.

33 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Kiên Giang
 

Loại đất
Diện tích tối thiểu
Lưu ý
Thửa đất ở tiếp giáp với đường giao thông có chỉ giới xây dựng ≥ 20 m
45 m2
- Bề rộng của thửa đất bằng hoặc lớn hơn 5 m;
- Chiều sâu của thửa đất bằng hoặc lớn hơn 5 m.
Thửa đất ở không thuộc trường hợp trên
36 m2
- Bề rộng của thửa đất bằng hoặc lớn hơn 4 m;
- Chiều sâu của thửa đất bằng hoặc lớn hơn 4 m.

34 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Kon Tum
 

Căn cứ: Quyết định 62/2014/QĐ-UBND
* Đối với đất ở tại đô thị:
- Trường hợp lô đất được tách thửa không tiếp giáp với trục đường phải có đủ các điều kiện:
+ Diện tích tối thiểu được tách thửa và cấp Sổ đỏ là 40m2;
+ Chiều rộng tối thiểu là 4,0m, chiều dài tối thiểu là 4,0m;
- Trường hợp lô đất được tách thửa tiếp giáp với trục đường có lộ giới từ 20m trở lên phải có đủ các điều kiện:
+ Diện tích tối thiểu được tách thửa và cấp Sổ đỏ của thửa đất là 45m2;
+ Chiều rộng tối thiểu là 5,0m, chiều dài tối thiểu là 6,5m.
- Trường hợp lô đất được tách thửa tiếp giáp với trục đường có lộ giới nhỏ hơn 20m phải có đủ các điều kiện:
+ Diện tích tối thiểu được tách thửa và cấp Sổ đỏ của lô đất là 40m2;
+ Chiều rộng tối thiểu là 4,0m, chiều dài tối thiểu là 5,5m.
* Đối với đất ở tại nông thôn:
- Diện tích tối thiểu được tách thửa và cấp Sổ đỏ là 72m2;
- Chiều rộng tối thiểu 4,5m, chiều dài tối thiểu 16m.
 

35 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Lai Châu
 

Căn cứ: Quyết định 35/2014/QĐ-UBND
Diện tích tối thiểu được tách thửa và cấp Sổ đỏ đối với đất ở phải phù hợp với quy định về xây dựng nhà ở.
+ Đối với đất ở tại đô thị thì diện tích tối thiểu là 80 m2và chiều rộng tối thiểu của thửa đất là 4m;
+ Đối với đất ở tại nông thôn thì diện tích tối thiểu là 120 m2 và kích thước chiều rộng tối thiểu của thửa đất là 5m;
 

36 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Long An
 

Căn cứ: Quyết định 66/2018/QĐ-UBND
* Đối với đất ở đô thị (các phường, thị trấn)
- Lô đất xây dựng nhà ở khi tiếp giáp với đường giao thông có lộ giới ≥ 20 m, sau khi tách thửa và trừ đi chỉ giới xây dựng thì thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại phải đồng thời đảm bảo các yêu cầu về diện tích, kích thước tối thiểu như sau:
Diện tích của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 45 m2, trong đó:
+ Bề rộng của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 5 m;
+ Chiều sâu của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 5 m.
- Lô đất xây dựng nhà ở khi tiếp giáp với đường giao thông có lộ giới nhỏ hơn 20 m, sau khi tách thửa và trừ đi chỉ giới xây dựng thì thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại phải đồng thời đảm bảo các yêu cầu về diện tích, kích thước tối thiểu như sau:
Diện tích của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 36 m2, trong đó:
+ Bề rộng của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 4 m;
+ Chiều sâu của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 4 m.
- Đối với lô đất xây dựng nhà ở tiếp giáp đường giao thông nhưng chưa quy định lộ giới, sau khi tách thửa thì diện tích thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại phải đồng thời đảm bảo các yêu cầu về diện tích, kích thước tối thiểu như sau:
Diện tích của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 80 m2, trong đó:
+ Bề rộng của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 4 m;
+ Chiều sâu của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 15 m.
* Đối với đất ở nông thôn (các xã)
- Lô đất xây dựng nhà ở khi tiếp giáp với đường giao thông có lộ giới lớn hơn hoặc bằng 20 m, sau khi tách thửa và trừ đi chỉ giới xây dựng thì thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại phải đồng thời đảm bảo các yêu cầu về diện tích, kích thước tối thiểu như sau:
Diện tích của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 100 m2, trong đó:
+ Bề rộng của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 5 m;
+ Chiều sâu của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 15 m.
- Lô đất xây dựng nhà ở khi tiếp giáp với đường giao thông có lộ giới nhỏ hơn 20 m, sau khi tách thửa và trừ đi chỉ giới xây dựng thì thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại phải đồng thời đảm bảo các yêu cầu về diện tích, kích thước tối thiểu như sau:
Diện tích của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 80 m2, trong đó:
+ Bề rộng của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 4 m;
+ Chiều sâu của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 15 m.
- Đối với lô đất xây dựng nhà ở tiếp giáp đường giao thông nhưng chưa có quy định lộ giới thì sau khi tách thửa, diện tích thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại phải đồng thời đảm bảo các yêu cầu về diện tích, kích thước tối thiểu như sau:
Diện tích của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 100 m2, trong đó:
+ Bề rộng của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 4 m;
+ Chiều sâu của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu là 20 m.
 

37 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Lào Cai
 

Căn cứ: Quyết định 108/2016/QĐ-UBND
* Đối với những nơi đã có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được phê duyệt và công bố hoặc khu vực thực hiện theo quy chế đô thị đã được phê duyệt.
* Đối với những nơi chưa có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được phê duyệt hoặc khu vực thực hiện theo quy chế đô thị đã được phê duyệt
Đối với khu vực đô thị
Diện tích tối thiểu được phép tách thành một thửa đất ở mới từ các thửa đất đang sử dụng là 60,0 m2 và phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Đối với nơi thửa đất ở có một cạnh tiếp giáp với mặt đường
+ Chiều mặt đường không được nhỏ hơn 3,5 mét;
+ Chiều sâu thửa đất không được nhỏ hơn 10,0 mét.
- Đối với nơi thửa đất ở không có cạnh tiếp giáp với mặt đường.
+ Chiều rộng thửa đất không được nhỏ hơn 3,5 mét;
+ Chiều dài thửa đất không được nhỏ hơn 10,0 mét.
Đối với khu vực nông thôn bao gồm trung tâm các xã (theo ranh giới quy hoạch được phê duyệt), các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, tuyến liên huyện, liên xã và những nơi đã xây dựng hạ tầng kỹ thuật.
Diện tích tối thiểu được phép tách thành một thửa đất ở mới từ các thửa đất đang sử dụng là 100,0 m2 và phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Đối với nơi thửa đất ở có một cạnh tiếp giáp với mặt đường.
+ Chiều mặt đường không được nhỏ hơn 5,0 mét;
+ Chiều sâu thửa đất không được nhỏ hơn 12,5 mét.
- Đối với nơi thửa đất ở không có cạnh tiếp giáp với mặt đường.
+ Chiều rộng thửa đất không được nhỏ hơn 5,0 mét;
+ Chiều dài thửa đất không được nhỏ hơn 12,5 mét.
Đối với các khu vực nông thôn khác còn lại:
Diện tích tối thiểu được phép tách thành một thửa đất ở mới từ các thửa đất đang sử dụng là 150 m2 và phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Đối với nơi thửa đất ở có một cạnh tiếp giáp với mặt đường.
+ Chiều mặt đường không được nhỏ hơn 8,0 mét;
+ Chiều sâu thửa đất không được nhỏ hơn 15,0 mét.
- Đối với nơi thửa đất ở không có cạnh tiếp giáp với mặt đường.
+ Chiều rộng thửa đất không được nhỏ hơn 8,0 mét;
+ Chiều dài thửa đất không được nhỏ hơn 15,0 mét.

38 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Lâm Đồng
 

Căn cứ: Quyết định 33/2015/QĐ-UBND
Loại đất
Diện tích tách thửa tối thiểu
Kích thước mặt đường
Lưu ý
Đất ở đô thị (thuộc địa bàn các phường, thị trấn) dạng nhà phố
40 m2
Kích thước theo mặt đường chính  ≥ 4,0 m đối với đường đã có tên hoặc đường, đường hẻm có lộ giới ≥ 10 m
Kích thước theo mặt đường hẻm ≥ 3,3 m đối với các đường, đường hẻm còn lại.
Kích thước theo chiều sâu của các thửa đất đảm bảo ≥ 6,0 m (không tính khoảng lùi) đối với các khu vực đã có quy định khoảng lùi; ≥ 10,0 m đối với các khu vực chưa có quy định khoảng lùi.

Đất ở đô thị (thuộc địa bàn các phường, thị trấn) dạng nhà liên kế có sân vườn
72 m2
Kích thước theo mặt đường chính ≥ 4,5 m;
64 m2
Kích thước theo mặt đường hẻm ≥ 4,0 m.
Đất ở đô thị (thuộc địa bàn các phường, thị trấn) dạng nhà song lập
280 m2
Kích thước theo mặt đường chính ≥ 20,0 m (tính cho 02 lô);
224 m2
Kích thước theo mặt đường ≥ 16,0 m (tính cho 02 lô).
Đất ở đô thị (thuộc địa bàn các phường, thị trấn) dạng nhà biệt lập
250 m2
Kích thước theo mặt đường chính ≥ 12,0 m
200 m2
Kích thước theo mặt đường ≥ 10,0 m
Đất ở đô thị (thuộc địa bàn các phường, thị trấn) dạng biệt thự
400 m2
Kích thước theo mặt đường ≥ 14,0 m
Đất ở nông thôn (thuộc địa bàn các xã)
72 m2
Kích thước theo mặt đường ≥ 4,5 m.

39 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Lạng Sơn
 

Căn cứ: Quyết định 22/2014/QĐ-UBND và Quyết định 23/2014/QĐ-UBND
 
Khu vực
Vị trí
Diện tích tách thửa tối thiểu
Lưu ý
Đất ở đô thị
-
40 m2

Mặt tiền (là cạnh tiếp giáp với chỉ giới xây dựng) tối thiểu là 3 m hoặc chiều sâu thửa đất (tính từ chỉ giới xây dựng trở vào) tối thiểu là 3 m.
Đất ở nông thôn

Khu vực đầu mối giao thông của các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, các trục đường giao thông chính ven đô thị
40 m2
Kích thước các cạnh của mỗi thửa đất sau khi tách thửa tối thiểu phải có chiều rộng và chiều dài lớn hơn hoặc bằng 3 m.
Các xã trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, trừ trường hợp trên
60 m2
Kích thước các cạnh của thửa đất sau khi tách thửa tối thiểu phải có chiều rộng và chiều dài lớn hơn hoặc bằng 5 m.

40 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Nam Định
 

Căn cứ: Quyết định 14/2018/QĐ-UBND
TT
Khu vực

Diện tích tối thiểu (m2)

Chiều rộng mặt tiền tối thiểu (m)
Chiều sâu tối thiểu so với chỉ giới xây dựng (m)
I
Khu vực I:



 1
Khu vực các phường thành phố Nam Định, các thị trấn:



1.1
Thửa đất là bộ phận cấu thành dãy phố, ngõ phố có chiều rộng mặt đường > 2,5 m.
30
4,0
5,0
1.2
Thửa đất là bộ phận cấu thành dãy phố, ngõ phố có chiều rộng mặt đường  2,5 m.
45
4,0
7,0
2
Thửa đất trong các khu quy hoạch xây dựng đô thị:



2.1
Đường phố có lộ giới nhỏ hơn 20 m
36
4,0
4,0
2.2
Đường phố có lộ giới bằng hoặc lớn hơn 20 m
45
5,0
5,0
II
Khu vực II
50
4,0
7,0
IV
Khu vực III
80
4,0
7,0

41 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Nghệ An
 

Thửa đất ở được hình thành sau khi tách thửa, nhập thửa phải phù hợp với quy hoạch xây dựng và có diện tích tối thiểu, kích thước các cạnh theo quy định sau đây:
Vị trí
Diện tích
Kích thước các cạnh thửa đất
các phường thuộc thành phố Vinh
50 m2
Bề rộng của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu 4m; các trường hợp lô đất bám các tuyến đường giao thông thì mặt tiền không được nhỏ hơn 4 m
Tại các địa bàn còn lại
80 m2.
Bề rộng của lô đất xây dựng nhà ở tối thiểu 5 m; các trường hợp lô đất bám các tuyến đường giao thông thì mặt tiền không được nhỏ hơn 5 m.

42 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Ninh Bình
 

Căn cứ: Quyết định 24/2014/QĐ-UBND
Diện tích đất ở tối thiểu được tách thửa phải bảo đảm đủ điều kiện sau:
- Có diện tích không nhỏ hơn 36 m2 và có bề rộng mặt tiền, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng không nhỏ hơn 3 m đối với đất ở tại các phường và thị trấn.
- Có diện tích không nhỏ hơn 45 m2 và có bề rộng mặt tiền, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng không nhỏ hơn 4 m đối với đất ở tại các xã.
 

43 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Ninh Thuận
 

Căn cứ: Quyết định 85/2014/QĐ-UBND
Với đất ở:
 
Khu vực
Diện tích tối thiểu
Lưu ý
Đô thị
40m2
Cạnh ngắn nhất của thửa đất được tách, tối thiểu phải là 3,5m.
40m2
Cạnh ngắn nhất của thửa đất tối thiểu phải là 3,5m và khoảng cách cạnh cách cạnh không được nhỏ hơn 3m.
Nông thôn
80m
Cạnh ngắn nhất của thửa đất được tách sau khi tách thửa tối thiểu phải là 5,0m.
100m2

Cạnh ngắn nhất của thửa đất bị tách thửa sau khi tách thửa tối thiểu phải là 5,0m.

44 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Phú Thọ
 

Căn cứ: Điều 4 Quyết định 12/2014/QĐ-UBND
Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở
- Thửa đất ở chỉ được tách thửa khi diện tích của các thửa đất hình thành sau khi tách từ thửa đất đó không nhỏ hơn 50 m2.
- Trường hợp thửa đất đang sử dụng có diện tích nhỏ hơn 50 m2 do tách thửa từ trước ngày 13/6/2007 được xem xét cấp Sổ đỏ.
 

45 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Phú Yên
 

Căn cứ: Quyết định 42/2014/QĐ-UBND
Khu vực
Đất chưa xây dựng nhà ở
Đã xây dựng nhà ở
- Khu vực các phường, thị trấn và các xã được quy hoạch xây dựng đô thị.
+ Thửa đất tiếp giáp với đường phố có lộ giới ≥ 20m:
. Mặt tiền của thửa đất ≥ 5m;
Chiều sâu của thửa đất ≥ 5m.
+ Thửa đất tiếp giáp với đường phố có lộ giới < 20m:
. Mặt tiền của thửa đất ≥ 4m;
. Chiều sâu của thửa đất ≥ 4m.
- Các xã khu vực nông thôn và không thuộc quy hoạch phát triển đô thị:
+ Bề rộng mặt tiền của thửa đất ≥ 5m;
+ Chiều sâu của thửa đất ≥ 5m.
Phường
55
45
Các thị trấn và các xã được quy hoạch xây dựng đô thị.
60
50
Các xã khu vực nông thôn và không thuộc quy hoạch phát triển đô thị
80
60


46 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Quảng Bình
 

Loại đất
Diện tích tối thiểu
Lưu ý
- Đất phi nông nghiệp khác
(do tổ chức sử dụng)
300m2
Cạnh nhỏ nhất phải lớn hơn hoặc bằng 10m.
- Đất phi nông nghiệp khác
(do hộ gia đình, cá nhân sử dụng)
30m2
Cạnh nhỏ nhất phải lớn hơn hoặc bằng 4m.

47 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Quảng Nam

– Đối với đất thuộc khu vực I: Diện tích tối thiểu để xây dựng nhà ở là 40,0m2 và phải đảm bảo chiều rộng từ 4,0 m trở lên;
– Đối với đất thuộc khu vực II: Diện tích tối thiểu để xây dựng nhà ở là 50,0m2 và phải đảm bảo chiều rộng thửa đất từ 4,0 m trở lên;
– Đối với đất thuộc khu vực III: Diện tích tối thiểu để xây dựng nhà ở là 60,0m2 và phải đảm bảo chiều rộng (mặt tiền) thửa đất tính từ chỉ giới xây dựng từ 4,0 m trở lên.
Để biết thửa đất thuộc khu vực nào, hãy xem tại: Quyết định 12/2015/QĐ-UBND.
 

48 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Quảng Ngãi


Căn cứ: Điều 8 Quyết định 54/2015/QĐ-UBND
- Khu vực đô thị, huyện Lý Sơn, các xã: Bình Chánh, Bình Thạnh, Bình Đông, Bình Châu, Bình Hải, Bình Trị thuộc huyện Bình Sơn; Tịnh Kỳ, Nghĩa An, Nghĩa Phú thuộc thành phố Quảng Ngãi; Đức Lợi thuộc huyện Mộ Đức; Phổ Thạnh, Phổ Quang thuộc huyện Đức Phổ; khu vực có thửa đất tiếp giáp với Quốc lộ 1A; khu vực có thửa đất tiếp giáp với Quốc lộ 24 (đoạn từ xã Phổ An đến hết địa phận xã Phổ Phong): 50m2.
- Các khu vực khác còn lại: 100m2.
- Diện tích tối thiểu tách thửa quy định trên phải có kích thước các cạnh thửa đất tối thiểu: Chiều rộng mặt tiền thửa đất tối thiểu là 3m.
 

49 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Quảng Ninh
 

Căn cứ: Khoản 1 Điều 5 Quyết định 1768/2014/QĐ-UBND
Diện tích các thửa đất sau khi tách thửa không nhỏ hơn 45m2, chiều rộng (chiều bám đường) và chiều sâu không nhỏ hơn 4,5m (không kể diện tích lối đi, hệ thống thoát nước, phần diện tích thửa đất nằm trong hành lang an toàn giao thông, hành lang đường ống xăng dầu, hành lang đường điện và hành lang các công trình khác không được phép xây dựng nhà ở).
 

50 – Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Quảng Trị


Căn cứ: Khoản 1 Điều 5 Quyết định 39/2017/QĐ-UBND
Đối với đất ở:
- Khu vực đô thị là 36,0 m2, có chiều rộng mặt tiền tối thiểu là 4,0 m và chiều sâu tối thiểu được tính từ chỉ giới xây dựng (đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên thửa đất) là 9,0 m.
- Khu vực nông thôn là 45,0 m2, có chiều rộng mặt tiền tối thiểu là 5,0 m và chiều sâu tối thiểu được tính từ chỉ giới xây dựng (đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên thửa đất) là 9,0 m.
Diện tích thửa đất ở tối thiểu áp dụng tại điểm này không bao gồm diện tích đất vườn, ao liên thửa trong cùng thửa đất chưa được công nhận là đất ở. Trường hợp thửa không đủ diện tích đất ở tối thiểu để tách thửa thì người sử dụng đất phải thực hiện hiện chuyển mục đích sử dụng đất mới được tách thửa.
Đối với đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp:
- Đối với hộ gia đình, cá nhân là 24 m2, có kích thước một chiều tối thiểu là 3,0 m, còn chiều còn lại tối thiểu là 8,0 m.
- Đối với tổ chức thì căn cứ theo dự án đầu tư đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc dự án sản xuất kinh doanh được chấp thuận.
Các loại đất còn lại: Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
 

51 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Sóc Trăng


Căn cứ: Quyết định 02/2018/QĐ-UBND
Đối với đất ở, đất thương mại, dịch vụ và đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: Diện tích tối thiểu được tách thửa là 40 m2 (đã trừ diện tích trong hành lang bảo vệ công trình công cộng) và việc tách thửa đất để đầu tư xây dựng nhà ở hoặc đầu tư xây dựng công trình trên phần đất thương mại, dịch vụ và đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp được tách thửa phải phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng.
 

52- Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Sơn La


Căn cứ: Quyết định 14/2014/QĐ-UBND và Quyết định 02/2017/QĐ-UBND
* Đối với đất ở
- Khu vực đô thị (Phường, thị trấn): Diện tích tối thiểu để được công nhận là đất ở sau khi tách thửa phải từ 35 m2 trở lên. Cạnh thửa đất theo chiều mặt đường tối thiểu là 3,5 m, cạnh chiều sâu tối thiểu của thửa đất là 5 m.
- Khu vực nông thôn: Diện tích tối thiểu để được công nhận là đất ở sau khi tách thửa quy định cụ thể như sau:
+ Khu vực thị tứ, trung tâm cụm xã, trung tâm xã, khu vực giáp ranh với đô thị (trong phạm vi 100 m tính từ ranh giới phường, thị trấn), thửa đất giáp đường giao thông có chiều rộng từ 13 m trở lên: Diện tích tối thiểu để bố trí thửa đất ở phải từ 50 m2 trở lên, cạnh thửa đất theo chiều mặt đường tối thiểu là 4 m, cạnh chiều sâu tối thiểu của thửa đất là 5 m.
+ Các khu vực còn lại: Diện tích tối thiểu để bố trí lô đất ở phải từ 60 m2 trở lên, cạnh thửa đất theo chiều mặt đường tối thiểu là 5 m, cạnh chiều sâu tối thiểu của thửa đất là 6 m.
 

53 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Thanh Hóa


Căn cứ: Quyết định 4463/2014/QĐ-UBND và quyết định 4655/2017/QĐ-UBND
Đối với địa bàn xã đồng bằng thuộc huyện, thị xã, thành phố:
- Về diện tích là 50 m2;
- Về kích thước cạnh là 4 m.
Đối với địa bàn xã miền núi.
- Về diện tích là 60 m2;
- Về kích thước cạnh là 5 m.
Lưu ý: Riêng với địa bàn xã Hải Thanh, xã Nghi Sơn huyện Tĩnh Gia; xã Ngư Lộc huyện Hậu Lộc. 

- Về diện tích là 30m2; 

- Về kích thước cạnh là 3m.
 

54 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Thái Bình
 

Căn cứ: Quyết định 08/2018/QĐ-UBND

- Đất ở tại đô thị: Diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 30 m2; kích thước chiều rộng, chiều sâu: ≥ 3m; 

- Đất ở tại nông thôn: Diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 40 m2; kích thước chiều rộng, chiều sâu: ≥ 4m. 
 

55 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Thái Nguyên
 

Căn cứ: Quyết định 38/2014/QĐ-UBND
Theo Điều 8 Quyết định 38/2014/QĐ-UBND diện tích tối thiểu sau khi tách đối với đất phi nông nghiệp và đối với đất nông nghiệp đã được quy hoạch là đất phi nông nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Đối với đất ở tại đô thị hoặc được quy hoạch sử dụng vào đất ở thì diện tích thửa đất sau khi tách không nhỏ hơn 40m2, có chiều bám mặt đường không nhỏ hơn 3m và chiều sâu không nhỏ hơn 5m.
- Đối với đất ở tại nông thôn hoặc được quy hoạch sử dụng vào đất ở quy định cụ thể như sau:
+ Đất ở tại các xã trung du thì diện tích tối thiểu thửa đất sau khi tách không nhỏ hơn 60 m2, có chiều bám mặt đường không nhỏ hơn 4 m và chiều sâu không nhỏ hơn 5 m.
+ Đất ở tại xã miền núi, xã vùng cao thì diện tích tối thiểu thửa đất sau khi tách không nhỏ hơn 70 m2, có chiều bám mặt đường không nhỏ hơn 4 m và chiều sâu không nhỏ hơn 5 m.
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp hoặc thuộc quy hoạch sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, thì diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách không nhỏ hơn 100 m2, có chiều bám mặt đường không nhỏ hơn 4 m và chiều sâu không nhỏ hơn 5 m.
- Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì phần diện tích đất còn lại và diện tích đất chuyển mục đích sau khi tách thửa được xác định theo từng loại đất.
 

56 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Thừa Thiên Huế
 

Căn cứ: Điều 3 Quyết định 32/2014/QĐ-UBND
Địa bàn
Diện tích tách thửa (m2)
Lưu ý
Các phường của thành phố Huế
40
- Kích thước cạnh mặt tiền: lớn hơn hoặc bằng 4 mét;
- Kích thước cạnh tiếp giáp với cạnh mặt tiền (theo hướng vuông góc): lớn hơn hoặc bằng 5 mét.
Các thị trấn thuộc huyện và các phường thuộc thị xã
60
Các xã đồng bằng
70
Các xã trung du, miền núi
100

57 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Tiền Giang
 

Căn cứ: Điều 4 Quyết định 20/2015/QĐ-UBND
Vị trí
Diện tích tách thửa (m2)
Lưu ý
1. Cácphường thuộc các thị xã và thành phố Mỹ Tho
40
các thửa đất ở được phép tách thửa phải có chiều ngang mặt tiền từ 4 m trở lên
2. Các khu dân cư; mặt tiền đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ thuộc địa bàn các huyện, thành, thị; các thị trấn thuộc huyện; các xã thuộc các thị xã và thành phố Mỹ Tho (trừ các thửa đất tại vị trí 1)
50
3. Tại các vị trí còn lại của các xã thuộc huyện
100

58 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Trà Vinh
 

Căn cứ: Khoản 1 Điều 2 Quyết định 42/2014/QĐ-UBND
Đơn vị hành chính
Diện tích tối thiểu (m2)
Các phường
36
Các thị trấn
40
Các xã
50


59 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Tuyên Quang
 

Căn cứ: Điều 5 Quyết định 16/2014/QĐ-UBND
 - Diện tích tối thiểu của thửa đất ở tại nông thôn, thửa đất ở tại đô thị được tách thửa phải đảm bảo các thửa đất mới được hình thành sau khi chia tách có diện tích tối thiểu là 36 m2 (không tính diện tích thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng) và có một cạnh tiếp giáp với đường giao thông hoặc lối đi, đồng thời đáp ứng các điều kiện sau:
+ Thửa đất đề nghị chia tách phải có Sổ đỏ phù hợp với quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và không có tranh chấp.
+ Thửa đất mới được hình thành sau khi tách thửa phải có chiều rộng tối thiểu là 04 mét, chiều sâu tối thiểu là 09 mét tính từ chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng hoặc chỉ giới quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Thửa đất mới được hình thành sau khi tách thửa có diện tích nhỏ hơn 36 m2 hoặc kích thước cạnh thửa không đáp ứng được yêu cầu theo quy định trên nhưng trên đất đã có nhà ở riêng, ổn định từ trước ngày 01/01/2009 thì được thực hiện tách thửa theo quy định. Khi chủ sử dụng đất cải tạo hoặc xây dựng lại nhà ở phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về xây dựng.
 

60 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Tây Ninh
 

Điều 4 Quyết định 15/2019/QĐ-UBND có hiệu lực từ ngày 06/5/2019 (bãi bỏ Quyết định 04/2016/QĐ-UBND).
Diện tích tối thiểu của thửa đất hình thành sau khi tách thửa
- Tại các phường, thị trấn
+ Đường có lộ giới quy hoạch lớn hơn hoặc bằng 20m: Diện tích tối thiểu được tách thửa tối thiểu bằng 45m2.
+ Đường có lộ giới quy hoạch nhỏ hơn 20m: Diện tích tối thiểu được tách thửa tối thiểu bằng 36 m2.
- Tại các xã
+ Đường có lộ giới quy hoạch lớn hơn hoặc bằng 20m: Diện tích tối thiểu được tách thửa tối thiểu bằng 60 m2.
+ Đường có lộ giới quy hoạch nhỏ hơn 20m: Diện tích tối thiểu được tách thửa tối thiểu bằng 50 m2.
Kích thước cạnh của thửa đất hình thành sau khi tách thửa
Thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại sau khi tách thửa phải bảo đảm điều kiện diện tích thì còn phải bảo đảm điều kiện kích thước các cạnh như sau:
- Đối với đất ở nằm trong khu dân cư hiện hữu:
+ Tại các phường, thị trấn: Kích thước cạnh chiều rộng của thửa đất ≥ 04m, kích thước cạnh chiều sâu của thửa đất ≥ 04m (đối với thửa đất tiếp giáp với đường giao thông thì chiều sâu của thửa đất được xác định sau khi đã trừ lộ giới quy hoạch).
+ Tại các xã: Kích thước cạnh chiều rộng của thửa đất ≥ 05m , kích thước cạnh chiều sâu của thửa đất ≥ 05m (bốn mét).
- Đối với đất ở nằm trong khu dân cư quy hoạch mới
Đảm bảo tuân thủ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, nông thôn được duyệt theo quy định.
 

61 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại  Vĩnh Long


Căn cứ: Quyết định 13/2016/QĐ-UBND
Hạng mục
Mức diện tích tối thiểu (m2)
Chiều rộng tối thiểu (m)
Chiều sâu tối thiểu so với chỉ giới xây dựng (m)
a. Đất nông nghiệp



- Các phường thuộc thành phố, thị xã và các thị trấn



+ Tiếp giáp với đường phố có lộ giới ≥ 20m
45 m2
≥ 5 m
≥ 5 m
+ Tiếp giáp với đường phố có lộ giới < 20m hoặc tiếp giáp với các hẻm, đường phố không có lộ giới, hoặc những thửa đất còn lại của phường, thị trấn.
36 m2
≥ 4 m
≥ 4 m
- Các xã thuộc thành phố, thị xã
≥ 100 m2


- Các xã thuộc huyện
≥ 200 m2


b. Đất ở: áp dụng đối với các phường, xã, thị trấn thuộc huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh



- Tiếp giáp với đường phố có lộ giới ≥ 20m
45 m2
≥ 5 m
≥ 5 m
- Tiếp giáp với đường phố có lộ giới < 20m hoặc tiếp giáp với các hẻm, đường phố không có lộ giới hoặc những thửa đất còn lại của xã, phường, thị trấn.
36 m2
≥ 4 m
≥ 4 m
c. Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở:
40 m2
≥ 4 m
≥ 4 m

62 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Vĩnh Phúc


Căn cứ: Quyết định 28/2016/QĐ-UBND
- Diện tích chia, tách thửa đất ở tối thiểu trên địa bàn tỉnh là 30m2.

- Điều kiện chia, tách thửa đất ở: 

Hộ gia đình, cá nhân chỉ được chuyển nhượng, tặng cho, chia tách thửa đất ở để hình thành thửa mới mà không có sự nhập thửa giữa các thành viên trong hộ gia đình, hoặc giữa những hộ gia đình, cá nhân với nhau thì diện tích thửa đất mới hình thành sau khi chia tách phải đảm bảo các điều kiện sau: 

+ Có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng từ 03 m  trở lên và diện tích không nhỏ hơn 30 m2.
+ Trường hợp khi chia tách thửa đất có hình thành đường giao thông thì đường giao thông đó phải có mặt cắt ngang ≥ 1,5 mét và diện tích, kích thước thửa đất sử dụng để xây dựng nhà ở từ 30 m trở lên.
+ Đối với khu vực đã có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được cấp có thẩm quyền phê duyệt và có quy chế quản lý hoạt động xây dựng hay quy chế quản lý quy hoạch thì việc tách thửa phải tuân thủ quy hoạch chi tiết được duyệt; 
+ Trường hợp đặc biệt do Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.
 

63 - Diện tích tối thiểu được tách thửa tại Yên Bái


Căn cứ: Điều 10 Quyết định 19/2017/QĐ-UBND
- Đối với thửa đất ở tại các phường và các thị trấn: Diện tích không nhỏ hơn 40 m2, kích thước cạnh mặt tiền và chiều sâu của thửa đất không nhỏ hơn 3,5 m;
- Đối với thửa đất ở tại các xã: Diện tích không nhỏ hơn 60 m2, kích thước cạnh mặt tiền và chiều sâu của thửa đất không nhỏ hơn 4,0 m.
Trên đây là diện tích cấp Sổ đỏ và diện tích tách thửa tại 63 tỉnh, thành.