Dự án NAM LONG TAT - Bàu Bàng

Một trong những dự án hot nhất tại Bình Dương

FB: VĂN THẢO

https://www.facebook.com/profile.php?id=100005285357722

Tuyển dụng nhân viên kinh doanh Bất Động Sản

Mức lương cực kì hấp dẫn

Thông tin về pháp lý, đầu tư

Truy cập trang thường xuyên để biết được nhiều tin mới nhất

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2019

Trình tự thủ tục bán đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất và nhà ở thế chấp để thu hồi nợ

Tôi có thế chấp một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và nhà ở do chính tôi đứng tên cho một ngân hàng A để vay 500 triệu đồng. Nhưng do tôi làm ăn kinh doanh bị thất bại giờ không có tiền trả ngân hàng, thời gian quá hạn đã hơn 1 năm. Phía ngân hàng thông báo sẽ kê biên, phát mãi và bán tài sản tôi đã thế chấp để thu lại vốn. Xin hỏi trình tự thủ tục của hoạt động này như thế nào? Nếu tôi muốn xin gia hạn để thu xếp tiền trả ngân hàng thì phải làm gì?

Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 và Luật Đất đai năm 2003, Luật Nhà ở năm 2005, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm thì khi xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất để thu hồi nợ, các bên thỏa thuận các phương thức khác nhau như Ngân hàng nhận chính tài sản bảo đảm, các bên cùng bán, giao cho bên thế chấp bán… trường hợp không thực hiện được theo thỏa thuận thì Ngân hàng được chủ động chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bán đấu giá tài sản. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ tại Điều 61 quy định thu hồi nợ có liên quan đến quyền sử dụng đất thì bắt buộc phải bán đấu giá quyền sử dụng đất.
Trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất hiện nay thực hiện theo quy định tại Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ và Thông tư số 23/2010/TT-BTP ngày 06/12/2010 của Bộ Tư pháp. Theo đó có những nội dung cơ bản sau đây:
- Người có tài sản bán đấu giá có quyền lựa chọn tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp, hình thức bán đấu giá quy định tại Nghị định này để bán đấu giá tài sản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá được xác định trước khi ký kết hợp đồng bán đấu giá tài sản hoặc trước khi chuyển giao tài sản để bán đấu giá, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Hợp đồng bán đấu giá tài sản được ký kết giữa tổ chức bán đấu giá tài sản và người có tài sản bán đấu giá hoặc người đại diện của người đó. Hợp đồng bán đấu giá tài sản phải được lập thành văn bản và có các nội dung chính sau đây: Họ, tên, địa chỉ của người có tài sản bán đấu giá; tên, địa chỉ của tổ chức bán đấu giá tài sản; liệt kê, mô tả tài sản bán đấu giá; giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá; thời hạn, địa điểm bán đấu giá tài sản; tời hạn, địa điểm, phương thức giao tài sản để bán đấu giá; thời hạn, địa điểm, phương thức thanh toán tiền bán tài sản trong trường hợp bán đấu giá thành; phí, chi phí bán đấu giá tài sản trong trường hợp bán đấu giá thành và chi phí bán đấu giá tài sản trong trường hợp bán đấu giá không thành; quyền, nghĩa vụ của các bên; tách nhiệm do vi phạm hợp đồng và các nội dung khác do các bên thỏa thuận.
- Tổ chức bán đấu giá tài sản phải niêm yết việc bán đấu giá tài sản là bất động sản tại nơi bán đấu giá, nơi có bất động sản bán đấu giá và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có bất động sản bán đấu giá chậm nhất là ba mươi ngày trước ngày mở cuộc bán đấu giá, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Đối với tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức, thời hạn niêm yết việc bán đấu giá tài sản có thể được rút ngắn theo thỏa thuận của các bên. Đối với tài sản bán đấu giá là động sản có giá khởi điểm từ ba mươi triệu đồng trở lên và bất động sản thì đồng thời với việc niêm yết, tổ chức bán đấu giá tài sản phải thông báo công khai ít nhất hai lần, mỗi lần cách nhau ba ngày trên phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc địa phương nơi có tài sản bán đấu giá về việc bán đấu giá tài sản.
Việc thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng cũng được thực hiện đối với tài sản bán đấu giá là động sản có giá khởi điểm dưới ba mươi triệu đồng, nếu người có tài sản bán đấu giá yêu cầu.
- Người tham gia đấu giá tài sản phải nộp phí tham gia đấu giá và khoản tiền đặt trước. Phí tham gia đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí. Khoản tiền đặt trước do tổ chức bán đấu giá tài sản và người có tài sản bán đấu giá thỏa thuận quy định nhưng tối thiểu là 1% và tối đa không quá 15% giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá. Khoản tiền đặt trước được nộp cho tổ chức bán đấu giá tài sản.
Người tham gia đấu giá tài sản có thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác thay mặt mình tham gia đấu giá. Trong trường hợp người tham gia đấu giá tài sản đã nộp khoản tiền đặt trước mua được tài sản bán đấu giá thì khoản tiền đặt trước được trừ vào giá mua; nếu không mua được tài sản, thì khoản tiền đặt trước được trả lại cho người tham gia đấu giá tài sản sau khi cuộc bán đấu giá kết thúc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trong trường hợp người đăng ký tham gia đấu giá tài sản đã nộp khoản tiền đặt trước nhưng không tham gia cuộc bán đấu giá mà không thuộc trường hợp bất khả kháng thì khoản tiền đặt trước đó thuộc về tổ chức bán đấu giá tài sản, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Cuộc bán đấu giá tài sản phải được tiến hành liên tục theo trình tự sau đây:
Mở đầu cuộc bán đấu giá tài sản, đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu giá giới thiệu bản thân, người giúp việc; thông báo nội quy của cuộc bán đấu giá tài sản; công bố danh sách người đăng ký mua tài sản bán đấu giá và điểm danh để xác định người tham gia đấu giá tài sản; giới thiệu từng tài sản bán đấu giá; nhắc lại giá khởi điểm; thông báo bước giá và khoảng thời gian tối đa giữa các lần trả giá (nếu có); trả lời các câu hỏi của người tham gia đấu giá.
Đấu giá viên yêu cầu người tham gia đấu giá tài sản trả giá. Sau mỗi lần người tham gia đấu giá tài sản trả giá, đấu giá viên thông báo công khai về giá đã trả cho người người tham gia đấu giá tài sản.
Nếu sau ba lần đấu giá viên nhắc lại giá cao nhất đã trả mà không có người trả giá cao hơn thì đấu giá viên công bố người mua được tài sản bán đấu giá. Sau khi đấu giá viên công bố, người mua được tài sản bán đấu giá được coi là đã chấp nhận giao kết hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá.
Trong trường hợp giá cả cao nhất được công bố thấp hơn so với giá khởi điểm thì cuộc bán đấu giá tài sản coi như không thành.
Trong trường hợp đấu giá bằng bỏ phiếu, nếu có từ hai người trở lên cùng trả giá cao nhất, thì đấu giá viên tổ chức đấu giá tiếp giữa những người cùng trả giá cao nhất để chọn ra người mua được tài sản bán đấu giá. Nếu không có người trả giá cao hơn thì đấu giá viên tổ chức bốc thăm để chọn ra người mua được tài sản bán đấu giá.
Diễn biến của cuộc bán đấu giá tài sản phải được ghi vào biên bản bán đấu giá tài sản. Biên bản bán đấu giá tài sản phải có chữ ký của đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu giá tài sản, người ghi biên bản, một người tham gia đấu giá và một người tham dự cuộc bán đấu giá (nếu có). Kết quả cuộc bán đấu giá tài sản được ghi vào Sổ đăng ký bán đấu giá tài sản. Trong trường hợp bán đấu giá tài sản thành thì đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu giá tài sản lập hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá. Tùy từng trường hợp bán đấu giá tài sản cụ thể hoặc theo yêu cầu của người có tài sản bán đấu giá thì tổ chức bán đấu giá tài sản mời tổ chức, cá nhân có liên quan đến tham dự cuộc bán đấu giá.
- Hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá có giá trị xác nhận việc mua bán tài sản bán đấu giá, là cơ sở pháp lý để chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản bán đấu giá.
Trong trường hợp đã hết thời hạn đăng ký tham gia đấu giá tài sản mà chỉ có một người đăng ký mua tài sản bán đấu giá hoặc có nhiều người đăng ký tham gia đấu giá nhưng chỉ có một người tham gia cuộc bán đấu giá và trả giá ít nhất bằng giá khởi điểm thì tài sản được bán cho người đó, nếu người có tài sản bán đấu giá đồng ý. Việc bán tài sản trong trường hợp này chỉ được tiến hành sau khi đã thực hiện đầy đủ việc niêm yết, thông báo công khai, trưng bày tài sản và không có khiếu nại liên quan đến trình tự, thủ tục cho đến khi quyết định bán tài sản.
- Người có tài sản bán đấu giá chỉ được mua lại tài sản đã bán đấu giá nếu người mua được tài sản bán đấu giá đồng ý. Việc mua lại tài sản đã bán đấu giá được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự về hợp đồng mua bán tài sản.
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá. Thời hạn cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản đã bán đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp luật đối với loại tài sản đó. Căn cứ vào văn bản xác nhận kết quả bán đấu giá, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người mua được tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về đất đai.
Nếu bà muốn xin gia hạn để thu xếp tiền trả ngân hàng thì bà cần thỏa thuận thống nhất được với ngân hàng.

Thúc đẩy sự sáng tạo của nhân viên

Hầu hết các công ty đều đưa ra câu khẩu hiệu "Đổi mới hay là chết" như là phương châm lao động và sáng tạo cho nhân viên và tổ chức. Thế nhưng thực tế, không ít các nhà quản lý chọn vế thứ 2 cho công ty mình. Tại sao vậy?

Sự sáng tạo thường bị giết chết nhiều hơn là nhận được sự ủng hộ. Vấn đề không phải là các nhà quản lý cố tình bóp chết nó nhưng thực tế, công việc này cần sự phối hợp và việc giám sát chặt chẽ vô tình khiến nhân viên không thể đưa những ý tưởng sáng tạo vào trong những phương pháp làm việc mới và hiệu quả.

Để biến công ty trở thành nơi làm việc sáng tạo, bạn cần phải để tâm chú ý tới sự thành thạo về chuyên môn, kỹ năng tư duy sáng tạo và động lực thúc đẩy. Trong 3 điều này, động lực thúc đẩy, đặc biệt là động lực bên trong hay niềm đam mê đương đầu với một loại thách thức chính là yếu tố có sức thuyết phục mạnh mẽ nhất khiến nhà quản lý thúc đẩy sự sáng tạo cũng như thành công trong tương lai cho công ty.

Trong kinh doanh, việc ý tưởng nào đó có trước thôi chưa đủ, mà nó phải hữu ích, phù hợp và có thể hiện thực hóa được. Nó phải có ảnh hưởng tới cách thức thực hiện công việc, giúp cải thiện đáng kể một sản phẩm hay một dịch vụ.

Đối với mỗi cá nhân, sự sáng tạo tồn tại như một chức năng gồm sự phối kết hợp của 3 yếu tố:

1. Thành thạo về chuyên môn (kỹ thuật, thủ tục, tri thức): Càng thành thạo, con người càng có "không gian trí tuệ" rộng lớn để tìm hiểu và giải quyết các vấn đề.

2. Kỹ năng tư duy sáng tạo: Khả năng này hình thành theo tính cách của cá nhân. Nó là nhân tố quyết định khả năng tiếp cận vấn đề của bạn linh hoạt và phong phú đến mức nào.

3. Động lực: Sự thành thạo về chuyên môn và những kỹ năng tư duy sáng tạo giúp cá nhân đưa ra các sáng kiến, còn động lực quyết định xem thực tế, một người có thể làm được những gì.

Có hai loại động lực là động lực bên trong và động lực bên ngoài.

Động lực bên ngoài đến từ bên ngoài cá nhân, có thể là sự hối thúc của một phần thưởng hay của mối lo bị sa thải. Động cơ bên trong không ngăn cản nhưng trong nhiều trường hợp nó cũng không thúc đẩy sự sáng tạo. Tự nó không thể thúc đẩy mọi người đam mê với công việc của họ, mà thực tế có thể khiến họ cảm thấy bị mua chuộc hoặc bị kiểm soát.

Trái lại, động lực bên trong đến từ bên trong cá nhân. Đó là sự quan tâm yêu thích của cá nhân với hoạt động nào đó, là tình cảm không thay đổi đối với những hoạt động cụ thể hoặc tình yêu sâu sắc đối với những thách thức đặc biệt. Khả năng sáng tạo của nhân viên sẽ được phát huy ở mức tối đa nếu như họ được thúc đẩy từ bên trong. Nói cách khác, tự bản thân công việc phải là động cơ thúc đẩy họ.

Việc cố tác động đến những kỹ năng tư duy sáng tạo và sự thành thạo về chuyên môn của nhân viên sẽ mất nhiều thời gian. Sẽ dễ dàng và cho kết quả nhanh chóng hơn nhiều nếu tác động đến động lực bên trong của họ. Các hoạt động thúc đẩy động lực bên trong sẽ rơi vào một vài loại sau: Thách thức, tự do, các sáng kiến, các đặc trưng của làm việc theo nhóm, tăng cường giám sát và sự ủng hộ của tổ chức.

Như vậy, để thúc đẩy sự sáng tạo, cần chú ý:

1. Giao đúng người đúng việc: Làm vậy nhân viên sẽ bị kéo căng nhưng không căng đến mức quá yếu ớt. Các nhóm làm việc có tầm nhìn khác nhau sẽ sáng tạo nhiều hơn là các nhóm thuần nhất.

2. Tạo sự tự do cho mọi người trong khuôn khổ những mục tiêu của công ty: Hãy nói với họ đâu là ngọn núi họ cần leo, nhưng để họ quyết định leo như thế nào. Cần giữ cho các mục tiêu ổn định trong một giai đoạn nào đó. Bởi, rất khó mà trèo được lên đỉnh nếu đó là ngọn núi "di động".

3. Phân phối thời gian và nguồn nhân lực cho các dự án: Các tổ chức thường giết chết sự sáng tạo bằng những thời hạn giả mạo. Nó sẽ gây ra sự nghi ngờ, khiến nhân viên luôn nghĩ có một dung sai nào đó cho hạn chót phải hoàn thành công việc. Điều này sẽ làm hỏng tất cả.

4. Hãy để những nhân viên biết rằng những điều họ làm là quan trọng: Điều này sẽ giúp họ duy trì nhiệt huyết và lòng đam mê đối với công việc.

Công bố Top 10 Công ty uy tín ngành Bất động sản năm 2019

Ngày 15/03/2019, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) chính thức công bố Top 10 Công ty uy tín ngành Bất động sản năm 2019.

Đây là kết quả nghiên cứu độc lập của Vietnam Report, được xây dựng dựa trên nguyên tắc khoa học và khách quan. Uy tín của các công ty được đánh giá dựa trên nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố tài chính, hình ảnh doanh nghiệp trên truyền thông và đánh giá của các chuyên gia trong ngành, cụ thể bao gồm: (1) Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính gần nhất (tổng tài sản, tổng doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn…); (2) Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding - mã hóa các bài viết về công ty trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng; (3) Khảo sát chuyên gia trong ngành; Khảo sát cư dân đang sinh sống và làm việc tại các thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh về mức độ hài lòng với các sản phẩm/ dịch vụ bất động sản. Bên cạnh đó, khảo sát doanh nghiệp về tình hình hoạt động, số lượng dự án, tiến độ bàn giao dự án… trong năm 2018 - 2019 cũng được sử dụng như yếu tố bổ sung nhằm xác định vị thế của doanh nghiệp trong ngành. 
Danh sách 1: Top 10 Chủ đầu tư bất động sản uy tín năm 2019 – Top 10 Most Reputable Property Developers 2019
Công bố Top 10 Công ty uy tín ngành Bất động sản năm 2019
Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Công ty uy tín ngành bất động sản năm 2019, tháng 3/2019
Danh sách 2: Top 5 Công ty tư vấn & môi giới bất động sản uy tín năm 2019 – Top 5 Most Reputable Real Estate Agencies 2019
Công bố Top 10 Công ty uy tín ngành Bất động sản năm 2019
Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Công ty uy tín ngành bất động sản năm 2019, tháng 3/2019
Bất động sản Việt Nam - Một năm nhìn lại
Năm 2018 tiếp tục được đánh giá là một năm thuận lợi của bất động sản Việt Nam, được thúc đẩy bởi các yếu tố: (i) Sự tăng trưởng GDP đầu người; (ii) Gia tăng hoạt động sản xuất và bùng nổ du lịch; (iii) Sự phát triển của chung cư giá tầm trung: giá cả hợp túi tiền, khả năng thanh khoản tốt; (iv) Gia tăng nhu cầu đầu tư bất động sản của các nhà đầu tư nước ngoài; (v) Giảm lãi suất thế chấp; (vi) Sự phát triển nhanh chóng của các thành phố ven biển.
Tuy nhiên, năm 2018 cũng chứng kiến nhiều sự kiện khiến giới đầu tư và kinh doanh bất động sản phải e dè. Việc các nhà đầu tư nước ngoài dịch chuyển sản xuất vào Việt Nam và nhu cầu tìm kiếm quỹ đất để đầu tư bất động sản (đặc biệt là bất động sản khu công nghiệp) làm gia tăng mức độ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước, thể hiện rõ nhất qua các cơn sốt đất nền và đất công nghiệp xảy ra tại TP. Hồ Chí Minh, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng và các khu kinh tế Bắc Vân Phong, Vân Đồn, Phú Quốc. Song song với đó, chính quyền các địa phương và các bộ ban ngành đã và đang đẩy mạnh công tác rà soát việc sử dụng các quỹ đất công và tranh tra việc giao đất tại các dự án lớn khiến vấn đề pháp lý dự án trở nên khó khăn hơn. Nhiều vấn đề phát sinh sau khi dự án đã hoàn thành như tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu, thành lập Ban quản trị, tranh chấp chung riêng, quỹ bảo trì, an ninh an toàn… cũng gây đau đầu cho các chủ đầu tư. Theo đại diện các chủ đầu tư tham gia khảo sát của Vietnam Report cho biết, vấn đề thủ tục hành chính, giấy tờ pháp lý là trở ngại lớn nhất của doanh nghiệp khi triển khai và vận hành dự án.
Hình 1: Những khó khăn lớn nhất của các chủ đầu tư khi triển khai và vận hành dự án
Công bố Top 10 Công ty uy tín ngành Bất động sản năm 2019
Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam năm 2019, tháng 2/2019
Tựu chung lại, bất động sản Việt Nam năm 2018 vẫn tăng trưởng nhưng ở ngưỡng cho phép. Đây cũng là đánh giá chung của các doanh nghiệp trong ngành, khi gần 50% số doanh nghiệp cho rằng, tổng quan thị trường bất động sản diễn biến "tốt hơn một chút" so với năm 2017.
Hình 2: Đánh giá về môi trường đầu tư, kinh doanh của ngành Bất động sản trong năm 2018
Công bố Top 10 Công ty uy tín ngành Bất động sản năm 2019
Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam năm 2019, tháng 2/2019
2019: Cơ hội xây dựng thương hiệu mạnh cho các chủ đầu tư bất động sản
Với các doanh nghiệp đầu tư và kinh doanh bất động sản, khi thị trường được dự báo sẽ tăng trưởng "nhẹ" chính là lúc cần phải chú trọng xây dựng thương hiệu và uy tín thay vì đầu tư mở rộng thị phần. Theo kết quả khảo sát khách hàng bất động sản của Vietnam Report mới được thực hiện gần đây, có đến hơn 90% khách hàng cho rằng "uy tín chủ đầu tư" là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất tới quyết định mua nhà của mình.
Hình 3: Các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định mua nhà của khách hàng
Công bố Top 10 Công ty uy tín ngành Bất động sản năm 2019
Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát khách hàng bất động sản, tháng 2/2019
Thực tế cho thấy, truyền thông có vai trò đặc biệt quan trọng đối với uy tín của các chủ đầu tư bất động sản, bởi bất cứ động thái nào của doanh nghiệp, từ những thương vụ M&A, những dự án sắp được triển khai hay những vướng mắc với cư dân tại các tòa nhà, chung cư… đều được truyền thông đưa tin với tốc độ lan truyền nhanh chóng thông qua internet và đặc biệt là mạng xã hội. Kết quả phân tích truyền thông trong năm 2018 - 2019 của Vietnam Report cho thấy, các chủ đầu tư lớn như Vingroup/ Vinhomes, Novaland là hai cái tên có sự xuất hiện nhiều nhất, với độ phủ thông tin dày đặc trên các trang báo có ảnh hưởng. Tuy nhiên xét về mức độ "an toàn" thông tin (tỷ lệ chênh lệch tin tích cực và tiêu cực trong tổng số thông tin được mã hóa của doanh nghiệp) thì Sungroup lại tốt hơn đôi chút.
Điều đó cho thấy, để truyền thông hiệu quả và giữ gìn tốt hình ảnh, uy tín doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần cẩn trọng lựa chọn thông tin trước khi công bố. Với đặc thù thường xuyên sử dụng truyền thông là phương tiện để quảng bá sản phẩm nên chủ đề được nhắc đến nhiều nhất trên truyền thông của các doanh nghiệp bất động sản trong năm qua là Sản phẩm (chiếm 24,7% tổng lượng thông tin được mã hóa), trong khi các nhóm chủ đề về Nhân sự, Trách nhiệm xã hội/ Tài trợ… lại không mấy được đề cập đến, vô hình chung làm giảm đáng kể sự đa dạng hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt cộng đồng.
Hình 4: Top 5 chủ đề được nhắc đến trên truyền thông nhiều nhất của các doanh nghiệp ngành bất động sản
Công bố Top 10 Công ty uy tín ngành Bất động sản năm 2019
Nguồn: Vietnam Report, Dữ liệu Media Coding ngành Bất động sản từ tháng 1/2018 đến hết tháng 1/2019
Nhận diện các xu thế chủ đạo của ngành bất động sản 2019
Theo nhận định của các chuyên gia, có 3 xu thế nổi bật được dự báo sẽ định hướng tăng trưởng ngành bất động sản:
Thứ nhất, sự phát triển của bất động sản xanh, là những công trình xanh - sạch - đẹp và thân thiện với môi trường. Hiện nay có khá nhiều các tiêu chuẩn xanh được lưu hành như: Edge (của tổ chức IFC thuộc Ngân hàng Thế giới); Green Mark (Singapore), Leed (Mỹ), Lotus..., nhưng thực tế có rất ít công trình được công nhận là "xanh" tại Việt Nam. Số lượng công trình đạt chứng chỉ LEED của Việt Nam năm 2017 chỉ chưa đến 3%. Nếu so với Singapore (hiện đang có 37% công trình xanh) thì Việt Nam còn kém rất xa. Nguyên nhân chủ yếu do vốn đầu tư các bất động sản này rất lớn, đòi hỏi sự chuyên nghiệp từ khâu thiết kế, thi công, sử dụng vật liệu, hoàn thiện đến vận hành. Thêm vào đó, biến đổi khí hậu và môi trường sống cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tiêu chuẩn "xanh" của công trình. Tuy nhiên, với yêu cầu ngày càng cao và mức độ chịu chi cho không gian sống an toàn, thoải mái và thông minh hơn của khách hàng, chắc chắn bất động sản xanh sẽ trở thành xu thế chính của ngành trong thời gian tới.
Thứ hai, bất động sản khu công nghiệp tiếp tục có tiềm năng phát triển nhờ sự dịch chuyển sản xuất vào Việt Nam trong một vài năm trở lại đây. Việt Nam nằm ở vị trí chiến lược tại khu vực châu Á, có đường biên giới đất liền với Trung Quốc, và nhiều cảng biển lớn được kết nối với các khu công nghiệp bởi hệ thống đường lớn, đường cao tốc đang được chú trọng đầu tư hoàn thiện. Đây được xem là cơ hội đầu tư rất tốt cho các chủ đầu tư khu công nghiệp, đặc biệt ở khu vực phía Bắc khi nhu cầu thuê từ các tập đoàn công nghệ lớn như Samsung, LG… đang tăng rất cao.
Thứ ba, mặc dù đã hạ nhiệt so với năm trước nhưng bất động sản nghỉ dưỡng - du lịch vẫn còn dư địa phát triển. Báo cáo mới nhất của BCG cho thấy, năm 2017, Việt Nam thu về 8,3 tỷ USD từ khách quốc tế, thấp hơn Indonesia là 12,6 tỷ USD; Singapore là 18,4 tỷ USD, Thái Lan là 52,5 tỷ USD, nguyên nhân không phải do lượng khách du lịch vào Việt Nam ít hơn mà  bởi vì khách du lịch ít có cơ hội tiêu tiền ở Việt Nam. Có thể thấy, sự phát triển của nghỉ dưỡng cao cấp, dịch vụ vui chơi, thư giãn, mua sắm… chưa thực sự tương thích với tiềm năng du lịch của Việt Nam, vì vậy các chủ đầu tư có thể tiếp tục nghiên cứu và phát triển các mô hình shophouse, condotel… theo hướng hiện đại và thân thiện hơn với khách hàng .
Bên cạnh đó, theo thống kê của CIA World Factbook - 2017, tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam chỉ ước đạt 35%, nhưng tốc độ đô thị hóa của Việt Nam đứng đầu khu vực Đông Nam Á đạt mức 2,6%/năm. Cùng với đó, sự gia tăng số lượng các công nhân, kỹ sư nước ngoài làm việc tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự phát triển của bất động sản nhà ở, chung cư tại các thành phố lớn. Thực tế, lượng cung hiện nay còn tương đối nhiều ở tất cả các phân khúc: cao cấp, trung cấp và bình dân. Do đó, bất động sản nhà ở, chung cư được dự báo vẫn tiềm năng nhưng không có đột biến trong năm 2019.
Xu hướng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực môi giới bất động sản
Theo đánh giá của các doanh nghiệp tư vấn và môi giới bất động sản, một điểm hạn chế lớn nhất của họ hiện nay là việc bán hàng đang phụ thuộc rất lớn vào các nhân viên, các mối quan hệ (network) của nhân viên và cộng tác viên, làm đội chi phí bán hàng lên khá cao, trong khi hiệu quả chưa thực sự như mong đợi. Với sự phát triển của công nghệ 4.0 và trí tuệ nhân tạo (AI), các doanh nghiệp kỳ vọng việc marketing sản phẩm và tìm kiếm khách hàng tiềm năng sẽ được cải thiện hơn. Theo đó, ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp môi giới bất động sản nhận diện chính xác đến trên 70% khách hàng có nhu cầu mua/ thuê nhà thực sự. Ứng dụng AI giúp việc tính toán trở nên chuẩn xác hơn, robot sẽ trả lời tự động những câu hỏi liên quan đến dự án, căn hộ đã được lập trình sẵn để đảm bảo tương tác liên tục với khách hàng...
Tuy nhiên, cũng có những rào cản mà muốn ứng dụng thành công, các bên có liên quan (bao gồm đơn vị cung cấp công nghệ và các nhà môi giới bất động sản) cần phải vượt qua: (i) dự báo thay đổi hành vi của người mua và người bán; (ii) mức phí hợp lý; (iii) công nghệ không thể thay thế hoàn toàn con người; (iv) niềm tin và uy tín.
Cũng cần lưu ý rằng, trong thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng xã hội, khách hàng có thể bày tỏ một cách công khai quan điểm, sự đánh giá một sản phẩm/ dịch vụ bất động sản nào đó thông qua việc rating (xếp hạng). Theo một nghiên cứu của Harvard, mỗi sao xếp hạng tăng lên tương đương với mức tăng 5-10% trong doanh thu của doanh nghiệp. Do đó, bên cạnh việc minh bạch thông tin, gia tăng chất lượng trong các hoạt động, doanh nghiệp môi giới bất động sản cần đặc biệt quan tâm đến sự trải nghiệm và đánh giá của khách hàng.
Chính sách tác động và khuyến nghị điều chỉnh
Theo khảo sát các doanh nghiệp bất động sản của Vietnam Report về việc đánh giá mức độ tác động của một số chính sách có liên quan đến hoạt động đầu tư và kinh doanh bất động sản đang có hiệu lực, đáng chú ý, 21,7% doanh nghiệp cho rằng Thông tư 19/2017/TT-NHNN đang tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng, việc hạn chế tín dụng vào bất động sản sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp tự chủ động nguồn vốn thay vì vay tín dụng, giảm thiểu sự phụ thuộc và rủi ro từ các khoản vay phải trả, từ đó kích thích sự phát triển của các kênh đầu tư vốn khác như trái phiếu, phát hành thêm cổ phiếu, tăng cường hợp tác đầu tư với các đối tác chiến lược…
Để hỗ trợ tốt nhất cho bất động sản tăng trưởng bền vững, các chuyên gia đã chỉ ra 3 nhóm giải pháp chính:
Một là, phải chủ động trong chiến lược phát triển kinh tế gắn liền với chiến lược phát triển đô thị, coi chiến lược phát triển đô thị, phát triển bất động sản là một bộ phận trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Hai là, phải kiên định trong quy hoạch và thực hiện quy hoạch, nhất thể hóa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch sử dụng đất.
Ba là, phải có những chính sách đột phá trong các vấn đề: (i) tạo quỹ đất; (ii) tạo nguồn vốn; (iii) chỉnh trang và phát triển đô thị; (iv) phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng đô thị; (v) chính sách phát triển nhà các phân khúc cao cấp và bình dân.
Bảng xếp hạng Top 10 Công ty uy tín ngành Bất động sản năm 2019 là kết quả nghiên cứu độc lập và khách quan của Vietnam Report được công bố thường niên từ năm 2016, dựa trên phương pháp Media Coding (mã hóa dữ liệu báo chí) trên truyền thông đã được Vietnam Report và các đối tác ứng dụng từ năm 2012, kết hợp nghiên cứu chuyên sâu các ngành trọng điểm, có tiềm năng tăng trưởng cao như: Ngân hàng, Bảo Hiểm, Chứng khoán, Dược, Thực phẩm – Đồ uống, Bán lẻ...
Phương pháp nghiên cứu phân tích truyền thông để đánh giá uy tín của các công ty dựa trên học thuyết Agenda Setting về sự ảnh hưởng, tác động của truyền thông đại chúng đến cộng đồng và xã hội được 2 giáo sư Maxwell McCombs và Donald L. Shaw chính thức công bố vào năm 1968, được Vietnam Report và các đối tác hiện thực hóa và áp dụng. Theo đó, Vietnam Report đã sử dụng phương pháp Branch Coding (đánh giá hình ảnh của công ty trên truyền thông) để tiến hành phân tích uy tín của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành Bất động sản tại Việt Nam.
Vietnam Report tiến hành mã hóa (coding) các bài báo viết về các doanh nghiệp được đăng tải trên các trang báo có ảnh hưởng tại Việt Nam trong thời gian từ tháng 01/2018 đến tháng 01/2019. Tổng số có 987 bài báo, tương ứng 1.827 coding unit (đơn vị mã hóa) được đánh giá ở cấp độ câu chuyện (story – level) về 24 khía cạnh hoạt động cụ thể của các công ty từ sản phẩm, kết quả kinh doanh, thị trường... tới các hoạt động và uy tín của lãnh đạo công ty. Các thông tin được lựa chọn để mã hóa (coding) dựa trên 2 nguyên tắc cơ bản: Tên công ty xuất hiện ngay trên tiêu đề của bài báo, hoặc tin tức về công ty được đề cập tối thiểu chiếm 5 dòng trong bài báo, đây được gọi là ngưỡng nhận thức – khi thông tin được đánh giá là có giá trị phân tích. Các thông tin được đánh giá ở các cấp độ: 0: Trung lập; 1: Tích cực; 2: Khá tích cực; 3: Không rõ ràng; 4: Khá tiêu cực; 5: Tiêu cực. Tuy nhiên, thống kê lại, nhóm nghiên cứu đưa ra 3 cấp bậc để đánh giá cuối cùng, bao gồm: Trung lập (gồm 0 và 3), tích cực (1 và 2), và tiêu cực (4 và 5).
Những nhận định trong thông cáo mang tính tổng quát và tham khảo cho các doanh nghiệp, đối tác; không phải nhận định cá nhân và không phục vụ mục đích hay nhu cầu của bất cứ nhà đầu tư cụ thể nào. Do đó, các bên liên quan nên cân nhắc kỹ tính phù hợp của các thông tin trên trước khi sử dụng để đưa ra quyết định đầu tư và hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc sử dụng các thông tin đó.

Cần Thơ sắp có đô thị sinh thái Phong Điền rộng 12.525ha

Cần Thơ sắp có đô thị sinh thái Phong Điền rộng 12.525ha
Một góc Công viên Phong Điền, huyện Phong Điền, Cần Thơ.
Theo đó, phạm vi nghiên cứu quy hoạch là toàn bộ địa giới huyện Phong Điền,  phía Đông Bắc giáp quận Ninh Kiều và quận Bình Thủy; phía Tây Bắc giáp quận Ô Môn và huyện Thới Lai; phía Tây Nam giáp tỉnh Hậu Giang; phía Đông Nam giáp quận Cái Răng và tỉnh Hậu Giang.
Quy mô diện tích đất quy hoạch khoảng 12.525ha.
Đô thị sinh thái Phong Điền sẽ là đô thị gắn kết toàn khu đô thị trung tâm của thành phố Cần Thơ. Đồng thời, là trung tâm hành chính, chính trị của quận Phong Điền trong tương lai và trung tâm du lịch văn hóa - sinh thái, trung tâm bảo tồn cảnh quan vườn cây ăn trái. 
Mục tiêu của việc quy hoạch nhằm quy hoạch xây dựng huyện Phong Điền thành khu đô thị sinh thái, văn minh, hiện đại, khai thác, phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế phát triển;
Tạo sự ổn định cho đời sống của dân cư, thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân, đảm bảo ổn định trật tự xã hội, an ninh quốc phòng;
Phát triển không gian huyện theo hướng phát triển toàn diện, cân bằng và bền vững, có khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển hài hòa với cảnh quan tự nhiên, phát huy bản sắc đô thị sông nước, đô thị sinh thái gắn thiên nhiên sông, rạch, vườn cây ăn trái, vùng lá phổi xanh, cảnh quan đặc trưng của TPCT cũng như đặc trưng vùng đồng bằng sông Cửu Long…
Việc lập quy hoạch được giao cho Sở Xây dựng Cần Thơ và phải hoàn thành trong năm 2015. Nguồn vốn lập quy hoạch từ ngân sách nhà nước.

TRA CỨU THÔNG TIN, BẢN ĐỒ QUY HOẠCH CÁC QUẬN, HUYỆN CẦN THƠ 2019

Thông tin, bản đồ quy hoạch chung thành phố Cần Thơ mới nhất

Hiện nay, thông tin quy hoạch ở Cần Thơ, bản đồ quy hoạch Cần Thơ đang thực hiện theo Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2013 về Phê duyệt đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Cần Thơ đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Phạm vi, tính chất, mục tiêu quy hoạch Cần Thơ đến năm 2030

- Phạm vi: Sơ đồ quy hoạch tp Cần Thơ bao gồm toàn bộ địa giới hành chính thành phố Cần Thơ với diện tích đất khoảng 1.409 km2 (140.895 ha).
- Quy hoạch tổng thể thành phố Cần Thơ với tính chất là:
  • Đô thị loại I trực thuộc Trung ương; trung tâm về công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học - công nghệ, y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa - thể thao - du lịch của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
  • Đầu mối giao thương quốc tế quan trọng của vùng đồng bằng sông Cửu Long và quốc gia, cửa ngõ của vùng hạ lưu sông Mê Kông.
  • Vị trí chiến lược an ninh quốc phòng quan trọng của vùng đồng bằng sông Cửu Long và quốc gia.
- Mục tiêu quy hoạch xây dựng tp Cần Thơ đến năm 2025 - 2030, tầm nhìn 2050 đó là:
  • Quy hoạch phát triển thành phố Cần Thơ trở thành thành phố cấp quốc gia, văn minh, hiện đại, đô thị trung tâm động lực của vùng đồng bằng sông Cửu Long và đô thị cửa ngõ của vùng hạ lưu sông Mekong; Góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long và có tầm ảnh hưởng trong vùng Đông Nam Á.
  • Phát triển không gian thành phố theo hướng phát triển toàn diện, cân bằng và bền vững, bảo đảm an ninh quốc phòng; phát triển hài hòa với cảnh quan tự nhiên, phát huy bản sắc đô thị sông nước, đô thị sinh thái đặc trưng vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Nội dung quy hoạch phát triển tổng thể thành phố Cần Thơ

Thông tin quy hoạch chi tiết thành phố Cần Thơ đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050
Theo quyết định phê duyệt quy hoạch năm 2013, nội dung quy hoạch chung thành phố Cần Thơ đến năm 2030 có các nội dung cơ bản sau:
Bản đồ quy hoạch chung thành phố Cần Thơ đến 2030 tầm nhìn 2050 - Hiện trạng sự sự đất và kiến trúc cảnh quan
Bản đồ quy hoạch chung thành phố Cần Thơ đến 2030 tầm nhìn 2050 - Hiện trạng sự sự đất và kiến trúc cảnh quan
* Định hướng quy hoạch phát triển đô thị theo không gian
Phát triển quy hoạch đô thị Cần Thơ theo hướng: Khu đô thị tập trung, đa trung tâm trong vùng đô thị nội thành và các đô thị vệ tinh trung tâm huyện. Phát triển đô thị xanh và mặt nước, có không gian đô thị nén, đan xen với mặt nước và các dải cảnh quan xanh.
Trong đó định hướng quy hoạch tổng thể chi tiết thành phố Cần Thơ theo không gian đô thị như sau:
- Khu đô thị trung tâm
+ Quy hoạch khu đô thị truyền thống Ninh Kiều - Bình Thủy: là khu vực trung tâm lịch sử truyền thống, quy hoạch trung tâm hành chính chính trị thành phố Cần Thơ;trung tâm tiếp vận về đường bộ, đường thủy và đường hàng không; trung tâm thể dục thể thao cấp thành phố và cấp vùng; trung tâm giáo dục đào tạo cấp vùng và cấp quốc gia; trung tâm y tế đa khoa, chuyên khoa cấp thành phố và cấp vùng; trung tâm thương mại, dịch vụ và tài chính cấp thành phố và cấp vùng. Các khu ở hỗn hợp, khu ở chỉnh trang, khu ở tập trung.
+ Quy hoạch khu đô thị công nghiệp Cái Răng, Trà Nóc;
+ Quy hoạch  khu đô thị sinh thái Phong Điền;
+ Quy hoạch khu đô thị mới Ô Môn;
+ Quy hoạch khu đô thị-công nghiệp Thốt Nốt;
- Quy hoạch đất Cần Thơ khu vực ngoại thành gồm: Thị trấn Cờ Đỏ; thị trấn Thới Lai; thị trấn Vĩnh Thạnh; thị trấn Thạnh An.
- Quy hoạch cơ sở hạ tầng kỹ thuật: giao thông đường bộ, đường thủy đối nội và đối ngoại; Quy hoạch cảng hàng không Cần Thơ, Quy hoạch các trung tâm giáo dục và đào tạo, y khoa, chuẩn bị kỹ thuật, cấp nước, cấp điện, thoát nước thải, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang, thông tin liên lạc…
- Quy hoạch du lịch Cần Thơ: Sông Hậu, sông Cần Thơ, rạch Cái Khế, sông Bình Thủy, tuyến công viên mới, vườn cây ăn trái tiếp giáp Phong Điền, khu du lịch sinh thái cồn Khương, tạo thành hệ khung cảnh quan chính trong khu đô thị.

Bản đồ quy hoạch tổng thể thành phố Cần Thơ 2019 mới nhất

Bản đồ quy hoạch Cần Thơ được phê duyệt tại đồ án quy hoạch chung thành phố Cần Thơ đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 thể hiện chi tiết và đầy đủ các nội dung và các loại Bản đồ quy hoạch TP Cần Thơ chi tiết 1/2000, 1/5000, 1/50000.
Dưới đây là một số bản đồ quy hoạch chung tổng thể thành phố Cần Thơ đến năm 2030 tầm nhìn 2050 đã được phê duyệt.
- Bản đồ quy hoạch TP Cần Thơ xây dựng chung theo không gian
Bản đồ định hướng quy hoạch phát triển thành phố Cần Thơ theo không gian đến năm 2030 tầm nhìn 2050
Bản đồ định hướng quy hoạch phát triển thành phố Cần Thơ theo không gian đến năm 2030 tầm nhìn 2050

- Quy hoạch sử dụng đất Cần Thơ theo không gian
Quy hoạch phân vùng, định hướng quy hoạch đô thị ở tại thành phố Cần Thơ, thiết kế đô thị.
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Cần Thơ đến năm 2030 tầm nhìn năm 2050
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Cần Thơ đến năm 2030 tầm nhìn năm 2050
- Quy hoạch phát triển Cần Thơ về hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Bản đồ quy hoạch thoát nước Cần Thơ đến năm 2030 tầm nhìn 2050
Bản đồ quy hoạch thoát nước Cần Thơ đến năm 2030 tầm nhìn 2050
Thông tin quy hoạch thành phố Cần Thơ (TP Cần Thơ) trên đây là mới nhất được thực hiện từ ngày 28/08/2013 cho đến năm 2030. Như vậy, quy hoạch TP Cần Thơ từ năm 2013 - 2019 đã trải qua 15 năm và sẽ tiếp tục được triển khai và điều chỉnh cho tới năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050..

Thông tin, bản đồ quy hoạch quận, huyện Cần Thơ 2019

Quy hoạch đô thị thành phố Cần Thơ tập trung quy hoạch 5 phân khu đô thị trung tâm tương ứng với 5 quận là Ninh Kiều, Thốt Nốt, Cái Răng, Ô Môn và Bình Thủy đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Đối với 4 huyện của thành phố Cần Thơ là Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạch và Thới Lai theo quy hoạch ngoại thành của TP Cần Thơ.
Dưới đây là những thông tin, bản đồ quy hoạch quận, huyện Cần Thơ cơ bản và một số các dự án quy hoạch Cần Thơ trọng điểm, ưu tiên ở các quận, huyện.

Thông tin, bản đồ quy hoạch quận Ninh Kiều

Quận Ninh Kiều thuộc thành phố Cần Thơ có diện tích tự nhiên khoảng 2926 ha có vị trí tiếp giáp:
- Phía Đông Bắc: Giáp tỉnh Vĩnh Long qua Sông Hậu
- Phía Đông Nam: Giáp quận Cái Răng.
- Phía Tây Nam: Giáp huyện Phong Điền.
- Phía Tây Bắc: Giáp quận Bình Thủy.
Căn cứ quyết định 2639/QĐ-UBND phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 quận Ninh Kiều đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và theo đồ án quy hoạch chi tiết 1.500 quận Ninh Kiều đã được phê duyệt: Thành phố Cần Thơ xác định tính chất quy hoạch phát triển quận Ninh Kiều trở thành:
Một phần quan trọng của Khu đô thị truyền thống Ninh Kiều - Bình Thủy thuộc Khu đô thị trung tâm của thành phố Cần Thơ theo Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Cần Thơ đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Khu vực trung tâm lịch sử truyền thống;
Hạt nhân của thành phố trong quá trình hình thành các trung tâm Thương mại, Dịch vụ, Ngân hàng, Tài chính, Khoa học, Giáo dục - Đào tạo, Y Tế, Văn hóa của vùng. Quận Ninh Kiều cung ứng các dịch vụ về văn hóa - xã hội ở mức cao nhất so với các quận, huyện khác trong thành phố.
Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu; là nơi có môi trường sống đạt được ba tiêu chí về an ninh - an toàn và an sinh như: quy hoạch hồ bún xáng Cần Thơ...
Xem bản đồ quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Xem bản đồ quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Bản đồ quy hoạch phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều - TP Cần Thơ
Bản đồ quy hoạch phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều - TP Cần Thơ

Thông tin, bản đồ quy hoạch quận Cái Răng

Quận Cái Răng là quận đô thị nằm ở phía Đông Nam của thành phố Cần Thơ với diện tích 6680,56 ha với 7 đơn vị hành chính cấp phường bao gồm: Ba Láng, Hưng Phú, Hưng Thạnh, Lê Bình, Phú Thứ, Tân Phú, Thường Thạnh. Quận Cái Răng có vị trí tiếp giáp với các khu vực khác đó là:
  • Phía Bắc: Giáp quận Ninh Kiều, ranh giới là sông Cần Thơ
  • Phía Nam: Giáp các huyện Châu Thành và Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
  • Phía Tây: Giáp huyện Phong Điền
  • Phía Đông: Giáp thị xã Bình Minh và huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long qua sông Hậu.
Về quy hoạch quận Cái Răng, Cần Thơ hiện nay đang có điều chỉnh quy hoạch theo Quyết định số 444/QĐ-UBND năm 2019 Phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 quận Cái Răng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo quyết định này, quy hoạch quận Cái Răng Cần Thơ nói chung, khu đô thị - công nghiệp Cái Răng nói riêng theo định hướng phát triển với tính chất trở thành:
- Quy hoạch thành trung tâm công nghiệp và dịch vụ cảng, đầu mối giao thông về đường thủy, đường bộ và đường sắt và tiếp cận về dịch vụ cảng và dịch vụ logistics cấp vùng ĐBSCL;
- Quy hoạch thành trung tâm văn hóa cấp vùng, thương mại dịch vụ, du lịch cấp thành phố và cấp vùng.
- Quy hoạch trung tâm hành chính Cần Thơ tập trung
- Phát triển các khu ở tập trung và khu ở sinh thái nhà vườn và các khu chức năng khác để góp phần hình thành một đô thị phát triển hài hòa, bền vững, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thành phố Cần Thơ.
Bản đồ quy hoạch phân khu đô thị quận Cái Răng, Cần Thơ đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050
Bản đồ quy hoạch phân khu đô thị quận Cái Răng, Cần Thơ đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050

Thông tin, bản đồ quy hoạch quận Bình Thủy

Quận Bình Thủy là một quận trung tâm nội thành của thành phố Cần Thơ với 7.059,31 ha diện tích tự nhiên và phân thành 8 đơn vị hành chính phường trực thuộc, bao gồm các phường: Trà Nóc, Trà An, An Thới, Bùi Hữu Nghĩa, Thới An Đông, Bình Thuỷ, Long Tuyền, Long Hoà. Quận có quy mô kinh tế quan trọng của Thành phố với cảng lớn và 2 khu công nghiệp, sân bay quốc tế Cần Thơ. Vị trí địa lý tiếp giáp các quận/huyện thành phố Cần thơ và tỉnh Vĩnh Long, cụ thể:
  • Phía Bắc và Tây Bắc giáp quận Ô Môn.
  • Tây và Tây Nam giáp huyện Phong Điền.
  • Nam và Đông Nam giáp quận Ninh Kiều.
  • Đông giáp huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long qua sông Hậu
Bản đồ quy hoạch phân khu đô thị quận Bình Thủy đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050
Bản đồ quy hoạch phân khu đô thị quận Bình Thủy đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050
Một số bản bản đồ quy hoạch quận Bình Thủy chi tiết các dự án quan trọng
- Quy hoạch trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia thành phố Cần Thơ
Bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia tại Cần Thơ tỷ lệ 1/2000 
Bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia tại Cần Thơ tỷ lệ 1/2000 
- Quy hoạch làng đại học Cần Thơ chi tiết
Quy hoạch khu các trường đại học và giáo dục chuyên nghiệp thành phố Cần Thơ chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000.
+ Phía Tây Nam giáp rạch Mương Khai.
+ Phía Tây Bắc giáp đường dự mở.
+ Phía Đông Bắc giáp quốc lộ 91B.
+ Phía Đông giáp rạch Cái Sơn.
+ Diện tích là 2.258.409m2
Bản đồ Quy hoạch Làng đại học và giáo dục chuyên nghiệp chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000
Bản đồ Quy hoạch Làng đại học và giáo dục chuyên nghiệp chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000
- Quy hoạch khu dân cư, tái định cư và chợ Trà Nóc quận Bình Thủy, TP Cần Thơ
Khu dân cư và chợ Trà Nóc thuộc địa bàn phường Trà Nóc, quận Bình Thuỷ.
- Phía Đông Bắc: giáp đường Lê Hồng Phong; 
- Phí Đông Nam: giáp sông Trà Nóc;
- Phía Tây Bắc: giáp đường tỉnh 917;  
- Phía Tây Nam: giáp rạch Cầu Cống; 
- Tổng diện tích đất quy hoạch: 393.905 m2
Bản đồ quy hoạch chợ Cần Thơ, khu dân cư Trà Nóc, quận Bình Thuỷ
Bản đồ quy hoạch chợ Cần Thơ, khu dân cư Trà Nóc, quận Bình Thuỷ

Thông tin, bản đồ quy hoạch quận Ô Môn

Quận Ô Môn thành phố Cần Thơ với diện tích khoảng 13.193,43 ha, có địa giới hành chính tiếp giáp:
  • Phía Đông Bắc: Giáp tỉnh Đồng Tháp, tỉnh Vĩnh Long;
  • Phía Đông Nam: Giáp quận Bình Thủy, huyện Phong Điền;
  • Phía Tây Nam: Giáp huyện Thới Lai, huyện Cờ Đỏ.
  • Phía Tây Bắc: Giáp quận Thốt Nốt.
Theo quy hoạch phân khu đô thị quận Ô Môn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tỷ lệ 1/5000 thì tính chất quy hoạch quận Ô Môn sẽ là:
- Đô thị gắn kết với khu đô thị trung tâm của thành phố Cần Thơ.
- Trung tâm công nghiệp chuyên ngành, công nghệ cao, công nghiệp điện năng cấp vùng; đầu mối giao thông đường thủy - cảng tổng hợp cấp vùng.2
- Khu đô thị mới của thành phố Cần Thơ về lâu dài;
- Đầu mối giao thông về đường bộ, đường sắt, đường thủy - cảng tổng hợp cấp vùng, trung tâm giao dịch quốc tế, trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ, giáo dục - đào tạo cấp quốc gia và quốc tế. Trung tâm tài chính, thương mại - dịch vụ cấp quốc gia và cấp thành phố.
- Đô thị phát triển nông nghiệp đô thị ứng dụng công nghệ cao, có công viên chuyên đề nông nghiệp công nghệ cao sông Hậu. Trung tâm văn hóa hội chợ triển lãm cấp vùng và quốc gia. Trung tâm du lịch cảnh quan và sinh thái cấp vùng. Các khu ở tập trung, khu ở sinh thái vườn.
- Khu đô thị phát triển không gian dọc quy hoạch quốc lộ 91 và đường nối Quốc lộ 91 với Quốc lộ Nam sông Hậu)
- Phát triển theo hướng đô thị văn minh, xanh, sạch, đẹp, hiện đại, mang tính đặc trưng của một đô thị công nghiệp.
Quy hoạch quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ nổi bật nhất đó là: Mở rộng trung tâm quận thuộc phường Châu Văn Liêm, quận Ô- Môn, thành phố Cần Thơ.
- Phía Đông Bắc giáp Rạch Tắc Ông Thục.
- Phía Đông Nam giáp quốc lộ 91.
- Phía Tây Nam giáp quốc lộ 91, đường Kim Đồng và đường Châu Văn Liêm.
- Phía Tây Bắc giáp đường Đinh Tiên Hoàng và sông Ô Môn.
- Diện tích quy hoạch là 609,128m2
Bản đồ quy hoạch quận Ô Môn mở rộng chi tiết đến năm 2030 tầm nhìn 2050
Bản đồ quy hoạch quận Ô Môn mở rộng chi tiết đến năm 2030 tầm nhìn 2050

Thông tin, bản đồ quy hoạch quận Thốt Nốt

Quận Thốt Nốt là 1 trong 5 phân khu thuộc quy hoạch đô thị ở thành phố Cần Thơ. Với vị trí nằm ở Phía Bắc và cách trung tâm TP Cần Thơ khoảng 42km. Diện tích toàn quận là 11.780,74 ha bao gồm 01  thị trấn Thốt Nốt và 6 xã: Thới Thuận, Trung Nhứt, Trung Kiên, Thuận Hưng, Tân Hưng, Tân Lộc.
Về vị trí địa lý quận Thốt Nốt tiếp giáp với các khu vực như sau:
  • Phía Bắc: Giáp thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
  • Phía Nam: Giáp quận Ô Môn và huyện Cờ Đỏ
  • Phía Tây: Giáp huyện Vĩnh Thạnh
  • Phía Đông: Giáp các huyện Lấp Vò, Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.
Theo thông tin quy hoạch quận Thốt Nốt Cần Thơ đến năm 2030 tầm nhìn 2050 sẽ phát triển với định hướng, tính chất là:
  • Khu đô thị của TP Cần Thơ;
  • Trung tâm công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản và công nghiệp phụ trợ; trung tâm kho vận cấp vùng;
  • Trung tâm thương mại-dịch vụ của thành phố và cấp vùng;
  • Trung tâm du lịch sinh thái cảnh quan trên sông Hậu, các khu ở tập trung và ở sinh thái…
Đồng thời, đây cũng là địa phương có các đường giao thông quan trọng đối nội và đối ngoại như: quy hoạch đường quốc lộ 91, 80 và quy hoạch đường tỉnh lộ 921 phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
Bản đồ quy hoạch quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ
Bản đồ quy hoạch quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ (Nguồn: cantho.gov)
Thông tin, bản đồ quy hoạch huyện Phong Điền
Phong Điều là một huyện nằm ở phía  của thành phố Cần Thơ với diện tích tự nhiên 11.948,24 chia thành 7 đơn vị hành chính cấp xã là: thị trấn Phong Điền (huyện lỵ) và 6 xã: Giai Xuân, Mỹ Khánh, Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Tân Thới, Trường Long. Vị trí địa lý tiếp giáp với nhiều địa phương bao gồm:
  • Phía đông giáp quận Ninh Kiều và quận Cái Răng
  • Phía tây giáp huyện Thới Lai
  • Phía nam giáp huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
  • Phía bắc giáp quận Bình Thủy và quận Ô Môn.
Hiện nay dự án quy hoạch Phong Điền Cần Thơ đã được phê duyệt nhiệm vụ đến năm 2030 và tầm nhìn tới năm 2050. Hiện tại đang tiếp tục hoàn thiện đồ án quy hoạch chi tiết huyện Phong Điền nhằm mục tiêu đồng bộ quy hoạch và xây dựng phát triển thành phố Cần Thơ.
Theo kế hoạch quy hoạch huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ tại Quyết định số 363/QĐ-UBND TP Cần Thơ về việc phê duyệt Đề cương lập Quy hoạch chung đô thị Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Cụ thể mục tiêu quy hoạch xây dựng chung huyện Phong Điền sẽ phát triển thành:
  • Khu đô thị sinh thái, văn minh, hiện đại, khai thác, phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế phát triển, gắn kết toàn khu đô thị trung tâm của thành phố Cần Thơ.
  • Trung tâm du lịch văn hóa - sinh thái, trung tâm bảo tồn cảnh quan vườn cây ăn trái;
  • Trong đó tập trung thực hiện quy hoạch thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền Là trung tâm hành chính, chính trị cấp quận trong tương lai;
Bản đồ quy hoạch thị trấn trong quy hoạch chung huyện Phong Điền Cần Thơ
Bản đồ quy hoạch thị trấn trong quy hoạch chung huyện Phong Điền Cần Thơ

Thông tin, bản đồ quy hoạch huyện Cờ Đỏ

Huyện Cờ Đỏ là một huyện ngoại thành của thành phố Cần Thơ và được thành lập năm 2004 trên một phần đất huyện Ô Môn. Đến năm 2008 thì thay đổi địa giới hành chính bao gồm một phần đất đai của huyện Cờ Đỏ cũ, cộng thêm một phần đất đai của huyện Vĩnh Thạnh và Thốt Nốt. Hiện nay vị trí địa lý huyện Cờ Đỏ tiếp giáp ranh giới đó là:
  • Phía Tây: Giáp huyện Vĩnh Thạnh và tỉnh Kiên Giang
  • Phía Nam: Giáp huyện Thới Lai
  • Phía Bắc: Giáp quận Thốt Nốt, huyện Vĩnh Thạnh.
  • Phía Đông: Giáp các quận Thốt Nốt, Ô Môn
Về quy hoạch huyện Cờ Đỏ nổi bật với trọng tâm là: Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Cờ Đỏ đến năm 2020 tầm nhìn 2030 theo Quyết định số 2606 /QĐ-UBND TP Cần Thơ.
Theo quy hoạch thị trấn Cờ Đỏ huyện Cờ Đỏ được phát triển theo tính chất, chức năng đô thị trở thành: Trung tâm hành chính – chính trị, trung tâm kinh tế - văn hóa, khoa học kỹ thuật của huyện Cờ Đỏ và của vùng phía Tây TP Cần Thơ.
Đồng thời, các chỉ tiêu đất xây dựng đô thị tính toán phù hợp với tiêu chuẩn đô thị loại 4.
Bản đồ Quy hoạch chi tiết thị trấn Cờ Đỏ - Quy hoạch huyện Cờ Đỏ, Cần Thơ
Bản đồ Quy hoạch chi tiết thị trấn Cờ Đỏ - Quy hoạch huyện Cờ Đỏ, Cần Thơ

Thông tin, bản đồ quy hoạch huyện Vĩnh Thạnh

Vĩnh Thạnh là một huyện ngoại thành nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Cần Thơ với vị trí địa lý:
  • Phía Đông giáp quận Thốt Nốt và huyện Cờ Đỏ.
  • Phía Tây giáp tỉnh An Giang.
  • Phía Nam giáp tỉnh Kiên Giang.
  • Phía Bắc giáp quận Thốt Nốt và tỉnh An Giang.
Hiện nay, diện tích toàn huyện là 29.759,06 ha diện tích tự nhiên, phân chia thành 11 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 09 xã là: Vĩnh Trinh, Vĩnh Bình, Thạnh Mỹ, Thạnh Quới, Thạnh An, Thạnh Tiến, Thạnh Thắng, Thạnh Lợi, Thạnh Lộc và 02 thị trấn Vĩnh Thạnh, Thạnh An. Trong đó, huyện Vĩnh Thạnh tập trung nhiệm vụ quy hoạch 2 thị trấn là Vĩnh Thạnh và Thạnh An.
Bản đồ quy hoạch thị trấn Vĩnh Thạnh huyện Vĩnh Thạnh Cần Thơ
Bản đồ quy hoạch thị trấn Vĩnh Thạnh huyện Vĩnh Thạnh Cần Thơ
Bản đồ quy hoạch thị trấn Thạnh An huyện Vĩnh Thạnh Cần Thơ
Bản đồ quy hoạch thị trấn Thạnh An huyện Vĩnh Thạnh Cần Thơ
Hiện nay, tại địa phận huyện có nhiều quy hoạch các khu dân cư, sinh thái lớn đã được phê duyệt như:
- Khu Dân Cư Và Trung Tâm Thương Mại Huyện Vĩnh Thạnh
- Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh.

Thông tin, bản đồ quy hoạch huyện Thới Lai

Huyện Thới Lai là một ngoài thành của TP Cần Thơ với diện tích tự nhiên 25.566,3 ha, phân chia thành 13 đơn vị hành chính. Trong đó có 1 thị trấn Thới Lai và 12 đơn vị hành chính trực thuộc 12 xã: Thới Thạnh, Tân Thạnh, Định Môn, Trường Thành, Trường Xuân, Trường Xuân A, Trường Xuân B, Trường Thắng, Xuân Thắng, Thới Tân, Đông Bình, Đông Thuận và thị trấn Thới Lai.
Quy hoạch huyện Thới Lai thành phố Cần Thơ có vị trí địa lý tiếp giáp với các đơn vị hành chính lân cận khác là:
  • Phía Đông: Giáp huyện Phong Điền, quận Ô Môn
  • Phía Tây: Giáp huyện Cờ Đỏ, và tỉnh Kiên Giang
  • Phía Nam: Giáp huyện Phong Điền tỉnh Cần Thơ và các tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang
  • Phía Bắc: Giáp huyện Cờ Đỏ, quận Ô Môn.
Bản đồ huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ theo đơn vị hành chính
Bản đồ huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ theo đơn vị hành chính
Về quy hoạch hiện nay đang tập trung đầu tư vào các dự án Quy hoạch chung thị trấn Thới Lai, huyện Thới Lai đến năm 2030 như:
- Quy hoạch xây dựng khu đô thị mới huyện Thới Lai nằm kề trung tâm hành chính mới của huyện. Dự án khu đô thị mới Thới Lai có quy mô 9,81ha với nhiều hạng mục công trình: dịch vụ hợp khối đa chức năng (công trình hỗn hợp thương mại, dịch vụ; công trình ngân hàng.
- Quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 bến xe tại khu Đô thị mới Nam sông Cần Thơ.

Thông tin, bản đồ quy hoạch giao thông Cần Thơ

Theo quy hoạch giao thông thành phố Cần sơ sẽ thực hiện đầy đủ quy hoạch hệ thống các tuyến đường giao thông đối nội và đối ngoại kể cả đường bộ, sắt, hàng không, đường thủy. Cụ thể hiện nay là quy hoạch điều chỉnh giao thông thành phố Cần Thơ đến năm 2030 tầm nhìn năm 2050.

Quy hoạch giao thông đường bộ thành phố Cần Thơ

Xây dựng, hoàn thiện hệ thống đường cao tốc: quy hoạch cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ
Theo quyết định, về giao thông, sẽ xây dựng, hoàn thiện hệ thống đường cao tốc, gồm:
  • Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ;
  • Tuyến Châu Đốc - Cần Thơ-Sóc Trăng;
  • Tuyến Cần Thơ-Cà Mau;
  • Tuyến đường Hồ Chí Minh (đoạn đi qua thành phố Cần Thơ từ cầu mới qua sông Hậu).
  • Cải tạo, nâng cấp các tuyến Quốc lộ: 1A, 80, 91B, Nam sông Hậu;
  • Xây dựng mới cầu qua sông Hậu tại quận Thốt Nốt.
  • Định hướng dài hạn, xây dựng mới cầu qua sông Hậu tại quận Ô Môn.
Xem, tra cứu bản đồ quy hoach giao thông thành phố Cần Thơ đến năm 2020
Xem bản đồ, sơ đồ quy hoach giao thông thành phố Cần Thơ đến năm 2020

Quy hoạch giao thông đường sắt

Xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ và có các tuyến rẽ đi Long Xuyên và Cà Mau.

Quy hoạch giao thông đường thủy Cần Thơ

Theo Quyết định số 2047/QĐ-UBND thành phố Cần Thơ Phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng, bến thủy nội địa thành phố Cần Thơ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 sẽ phát triển với mục tiêu tổng quát như sau:
  • Hệ thống cảng biển, bến cảng thủy nội địa phù hợp với các quy hoạch do Bộ Giao thông vận tải phê duyệt;
  • Quy hoạch phát triển hệ thống bến thủy nội địa  đảm bảo tính kết nối giữa các phương thức đường bộ, đường thủy nội địa và đường biển;
  • Xây dựng và phát triển hệ thống bến thủy nội địa đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa giai đoạn đến năm 2020 và đến năm 2030 và đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu - nước biển dâng;
  • Phân loại và nâng cấp theo quy hoạch hoặc xóa bỏ hệ thống bến thủy nội địa vi phạm vùng cấm xây dựng và không đáp ứng điều kiện hoạt động của bến;

Quy hoạch sân bay Cần Thơ

Quy hoạch cảng hàng không Cần Thơ sẽ hình thành 3 khu dịch vụ dịch vụ công cộng mới tại khu vực Sân bay quốc tế Cần Thơ, trục đường Nguyễn Văn Cừ và trục đường Võ Văn Kiệt.

Thông tin, bản đồ quy hoạch các khu đô thị Cần Thơ

Ngoài các dự án khu đô thị Cần Thơ đã và đang xây dựng trước đây thì hiện tại có các dự án quy hoạch khu đô thị thành phố Cần Thơ đã được phê duyệt triển khai trong năm 2019 nổi bật.
Hiện tại, quy hoạch khu đô thị Cần Thơ mới và khu tái định cư đang được triển khai và liên tục bổ sung các dự án vào danh mục đầu tư xây dựng khu đô thị mới, khu tái định cư giai đoạn 2019 - 2025 và sẽ khởi công trong năm 2019.
Bản đồ quy hoạch khu đô thị và tái định cư tại Cần Thơ
Bản đồ quy hoạch khu đô thị và tái định cư tại Cần Thơ

Quy hoạch khu đô thị mới Nam Cần Thơ

Dự án khu đô thị mới Nam Cần Thơ (Riverine Can Tho City) thuộc địa phận quy hoạch quận Cái Răng: quy mô dự án gần 100 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 2.655 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành năm 2024 với mô hình khu dân cư cao cấp, tổ hợp văn phòng, thương mại và nghỉ dưỡng, giải trí tiêu chuẩn quốc tế.
Khu đô thị mới Nam Cần Thơ được xem có quy mô rộng nhất Việt Nam và loại bỏ đi các khu vực. Đây là cũng là dự án thuộc quy hoạch trung tâm hành chính thành phố Cần Thơ mới. Trong đó quy hoạch xóm Chài Cần Thơ (phường Hưng Phú) nằm một vị trí đắc địa của Khu đô thị Nam Cần Thơ sẽ là một trong những khu phố thương mại, dịch vụ và tài chính ngân hàng của TP Cần Thơ trong tương lai. Đây là cũng là dự án thuộc quy hoạch trung tâm hành chính thành phố Cần Thơ mới.
Xem bản đồ quy hoạch khu đô thị Nam Cần Thơ quận Cái Răng
Xem bản đồ quy hoạch khu đô thị Nam Cần Thơ quận Cái Răng
Quy hoạch khu đô thị Hải Đăng
Quy hoạch khu đô thị Hải Đăng năm tại Khu đô thị mới (Khu 2) - Lô số 10 thuộc địa phận quy hoạch quận Cái Răng: vốn đầu tư 4400 tỷ đồng trên diện tích quy hoạch 54ha. Thời gian khởi công 2019 và dự kiến hoàn thành năm 2025.

Quy hoạch khu đô thị mới (Khu 1 - Lô 6C) - Cái Răng

Đây là dự án khu đô thị mới Cần Thơ thuộc địa phận quy hoạch quận Cái Răng: quy mô dự án 27ha với vốn đầu tư 955 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành năm 2023.

Quy hoạch dự án khu đô thị mới An Bình 1 - quận Ninh Kiều

Quy hoạch khu đô thị An Bình Riverside Cần Thơ là dự án thuộc bản đồ quy hoạch phường An Bình, quận Ninh Kiều, Cần Thơ, cụ thể là Quy hoạch hai bên đường Võ Văn Kiệt Cần Thơ với quy mô 58ha và vốn đầu tư 4169 tỷ động dự kiến hoàn thành và khai thác sử dụng 2021.
Sơ đồ dự án quy hoạch khu đô thị An Bình 1 quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ
Sơ đồ dự án quy hoạch khu đô thị An Bình 1 quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ

Quy hoạch khu dân cư An Bình - quận Thủy Bình

Dự án quy hoạch khu đô thị mới An Bình khu 9 cũng nằm trong quy hoạch hai bên đường Võ Văn Kiệt Cần Thơ. Theo bản đồ quy hoạch đường võ văn kiệt Cần Thơ nằm ở 2 quận Ninh Kiều Và Bình Thủy nên quy hoạch khu dân cư phường An Bình nằm ở 2 quận chạy dọc theo tuyến đường Võ Văn Kiệt.
Quy hoạch 2 bên đường Võ Văn Kiệt Cần Thơ hay quy hoạch khu dân cư An Bình (Khu 9) phường An Bình, Quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ với quy mô 30ha, vốn đầu tư 465 ty đồng và dự kiến hoàn thành khai thác sử dụng trong năm 2023.
Quy hoạch khu đô thị mới 2 bên đường Võ Văn Kiệt phường An Bình với quy mô sử dụng đất khoảng 58 ha, tổng vốn đầu tư 4.160 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành và đưa vào hoạt động trong năm 2021.
- Phía Đông Bắc: giáp đất quốc phòng quân khu 9, khu dân cư Bình Thuỷ, khu hành chính Bình Thuỷ, rạch Bà Bộ, một số rạch tự nhiên và các khu dân cư thuộc quận Ninh Kiều,  Bình Thuỷ;
- Phía Đông Nam giáp đường Nguyễn Văn  Cừ;
- Phía Tây Bắc giáp Sân Bay Cần Thơ;
- Phía Tây Nam giáp rạch Ngỗng, rạch Bà Bộ, khu tái định cư đường Võ Văn Kiệt, khu tái định cư phường Long Hoà, rạch Cam, một số rạch tự nhiên và các khu dân cư thuộc quận Ninh Kiều,  Bình Thuỷ;
Bản đồ quy hoạch phân khu quận Bình Thủy dọc 2 bên đường Võ Văn Kiệt, TP Cần Thơ
Bản đồ quy hoạch phân khu quận Bình Thủy dọc 2 bên đường Võ Văn Kiệt, TP Cần Thơ

Thông tin, bản đồ quy hoạch khu công nghiệp Cần Thơ

Theo quy hoạch khu công nghiệp Cần Thơ sẽ thực hiện đẩy nhanh quy hoạch và triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật để thu hút các dự án đầu tư vào khu công nghiệp chủ chốt quận Cái Răng, Thốt Nốt và Ô Môn.
Trong đó, quy hoạch khu công nghiệp Thốt Nốt đảm bảo phù hợp với quy hoạch đường Hồ Chí Minh tại Cần Thơ theo mô hình kết hợp KCN và Đô thị dựa trên trục giao thông đường thủy, đường bộ.
Quy hoạch và triển khai thực hiện khu công nghệ thông tin để tập trung nghiên cứu, phát triển, sản xuất kinh doanh và đào tạo nguồn nhân lực về công nghiệp công nghệ thông tin.
Hiện nay, theo quy hoạch khu công nghiệp thành phố Cần Thơ có 8 KCN đó là:
  1. KCN Thốt Nốt - Quận Thốt Nốt
  2. KCN Trà Nóc 1 - Quận Bình Thủy
  3. KCN Trà Nóc 2 - Quận Bình Thủy
  4. KCN Hưng Phú 1 - Quận Cái Răng
  5. KCN BMC - Hưng Phú 2A - Quận Cái Răng
  6. KCN Hưng Phú 2B - Quận Cái Răng
  7. KCN Ô Môn - Quận Ô Môn
  8. KCN Bắc Ô Môn - Quận Ô Môn

Quy hoạch các dự án tại Cần Thơ ưu tiên, theo vùng, chức năng

Các dự án quy hoạch tại Cần Thơ ưu tiên

Các dự án quy hoạch hạ tầng kỹ thuật Cần Thơ
- Xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Cần Thơ, đường cao tốc Sóc Trăng - Cần Thơ - Châu Đốc.
- Thực hiện nâng cấp, mở rộng hệ thống đường thuộc quy hoạch đường quốc lộ 91, 91B, 80, Nam sông Hậu. Hình thành trục xương sống đô thị giữa Khu vực đô thị truyền thống của Cần Thơ với Ô Môn trên cơ sở tuyến quốc lộ 91 và quốc lộ 91B.
- Xây dựng và nâng cấp hệ thống đường đối nội (cấp tỉnh lộ)
- Nâng cấp, mở rộng hệ thống cảng, kho vận, trung tâm phân phối cấp vùng.
- Xây dựng cầu sông Hậu, hệ thống cầu qua sông Cần Thơ (quy hoạch cầu Quang Trung Cầu Thơ...), cầu qua cù lao, cồn trên sông Hậu.
- Nâng cấp hệ thống giao thông thủy phục vụ cho phát triển thành phố.
- Phát triển hệ thống cấp nước sạch và các nhà máy cấp nước (Cần Thơ 2, Ô Môn 2, Thốt Nốt,...); hệ thống thu gom và xử lý nước thải (nhà máy xử lý nước thải Cần Thơ giai đoạn 2, Thốt Nốt,...), các khu xử lý chất thải rắn.
- Xây dựng mới và cải tạo các tuyến điện 22, 110, 220, 500kV và các trạm biến thế phục vụ cho thành phố Cần Thơ và các tỉnh lân cận.
- Xây dựng hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông, kiểm soát tần số.
- Xây dựng các nghĩa trang theo quy hoạch.
Các dự án quy hoạch xã hội ở Cần Thơ
- Tập trung đầu tư xây dựng các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa cấp thành phố và cấp vùng (quy hoạch bệnh viện nhi đồng, ung bướu, lao và bệnh phổi,...).
- Các công trình đào tạo và nghiên cứu (quy hoạch làng đại học Cần Thơ, các trường dạy nghề, các viện nghiên cứu).
- Thực hiện quy hoạch chợ Cần Thơ với các công trình thương mại dịch vụ đầu mối (chợ đầu mối thủy sản, hệ thống trung tâm phân phối cấp vùng như; quy hoạch chợ an nghiệp, Tân An Cần Thơ...).
- Hình thành tuyến công viên Cần Thơ là không gian công cộng mới của thành phố và nhằm ngăn chặn việc đô thị hóa tại các khu vực không phù hợp.
- Quy hoạch du lịch Cần Thơ với các khu sinh thái như cồn Âu, cồn Sơn, cù lao Tân Lộc, vườn cây ăn trái Phong Điền.
- Chương trình phát triển nhà ở và hạ tầng xã hội, nâng cấp đô thị, kiểm sát bảo vệ cảnh quan môi trường, nguồn nước, đầu tư phát triển du lịch cảnh quan, sinh thái, văn hóa, lịch sử...

Các dự án quy hoạch khu chức năng ở thành phố Cần Thơ

- Cải tạo bệnh viện nhi đồng Cần Thơ
- Học viện phật giáo Nam tông Khmer
- Quy hoạch Đền thờ các vua Hùng tại TP.Cần Thơ
- Bản đồ vị trí quy hoạch đền hùng Cần Thơ
- Trung tâm kỹ thuật và ứng dụng công nghệ ĐBSCL 
- Quy hoạch trường đua Cần Thơ
- Quy hoạch Làng đại học Cần thơ

Các dự án quy hoạch vùng ở thành phố Cần Thơ

- Quy hoạch khu 923 Cần Thơ
- Quy hoạch khu hành chính Cần Thơ
- Quy hoạch khu dân cư 3a Cần Thơ
- Quy hoạch khu tái định cư Thới Nhựt
- Quy hoạch Cồn Khương Cần Thơ
- Bản đồ Quy hoạch khu dân cư 91B, 91C Cần Thơ
Việc tìm hiểu rõ thông tin quy hoạch sử dụng đất giúp người dân có thể bảo vệ quyền lợi, sử dụng đất hiệu quả và tham gia giao dịch mua bán chuyển nhượng an toàn. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin Quy hoạch treo là gì để hiểu rõ được vai trò của việc tìm hiểu quy hoạch đất đai.
Trên đây là toàn bộ các thông tin quy hoạch chung tổng thể thành phố Cần Thơ và quy hoạch các quận huyện tại Cần Thơ chi tiết, quy hoạch vùng, quy hoạch phân khu đô thị, chức năng… Hy vọng những chia sẻ thông tin, bản đồ quy hoạch Cần Thơ ở trên sẽ hữu ích trong việc lựa chọn phương án sử dụng đất và đảm bảo an toàn, sinh lợi trong các giao dịch nhà đất.
XEM THÊM: